VPS là gì? Chi tiết những điều cần biết về Virtual Private Server
Thịnh Văn Hạnh 09/04/2024 2637 Lượt xem Chia sẻ bài viết
VPS hay Virtual Private Server là một máy chủ ảo riêng biệt được tạo ra từ máy chủ vật lý. Dịch vụ VPS được coi là giải pháp lưu trữ vô cùng mạnh mẽ và hiệu quả dành cho các cá nhân và doanh nghiệp. Tuy nhiên có nhiều người còn phân vân về dịch vụ VPS, không biết VPS là gì. Vậy hãy cùng BKNS tìm hiểu VPS là gì? Chi tiết những điều cần biết về VPS qua bài viết sau nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
- 1 VPS là gì? Định nghĩa về VPS
- 2 Nguyên lý và cách hoạt động của VPS là gì?
- 3 Thời Điểm Thích Hợp Nên Sử Dụng VPS Là Gì?
- 4 Phân biệt các loại VPS
- 5 Ứng dụng của VPS là gì?
- 6 Đánh giá ưu và nhược điểm của VPS
- 7 Những thông số bạn cần biết khi thuê VPS
- 8 Giá trị thiết thực khi thuê VPS
- 9 Lựa chọn nhà cung cấp VPS uy tín
- 10 Tổng kết
VPS là gì? Định nghĩa về VPS
VPS là gì?
VPS (Virtual Private Server) hiểu đơn giản là một máy chủ ảo riêng, hoạt động như một server giúp người dùng tạo website, các ứng dụng, lưu trữ dữ liệu tùy theo nhu cầu. VPS được tạo ra bằng cách phân chia máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ khác nhau, hoạt động độc lập. Người dùng có thể toàn quyền sử dụng mà không lo phải dùng chung với người khác.
VPS sử dụng công nghệ ảo hóa để tạo tài nguyên riêng trên server. Mỗi VPS sẽ có hệ điều hành, phần CPU, dung lượng RAM, dung lượng ổ HDD hay địa chỉ IP riêng biệt. Người dùng có thể khởi động hệ thống bất cứ khi nào họ muốn.
So sánh VPS, Cloud Server và Hosting
VPS, Cloud Server và Hosting đều là dịch vụ cho phép lưu trữ dữ liệu cần thiết cho website của bạn. Tuy nhiên giữa chúng cũng có những điểm khác biệt. BKNS đã có sự so sánh để phân biệt 3 dịch vụ này cho bạn. Cụ thể:
Dịch vụ | VPS | Dedicated Server | Hosting |
Khái niệm | Là một máy chủ ảo riêng được tạo ra từ một máy chủ vật lý | Là một máy chủ vật lý riêng biệt |
Là một dịch vụ lưu trữ website chia sẻ
|
Hệ điều hành, CPU, RAM, Ổ cứng | Riêng biệt | Riêng biệt | Sử dụng chung và chia sẻ giữa các người dùng |
Khả năng mở rộng | Dễ dàng | Dễ dàng | Khó khăn |
Bảo mật | Cao | Cao | Thấp |
Chi phí | Hợp lý | Cao | Thấp |
-
- VPS là máy chủ ảo được tạo ra từ một máy chủ vật lý. Mỗi VPS có hệ điều hành, CPU, RAM, ổ cứng và địa chỉ IP riêng biệt. VPS cung cấp khả năng kiểm soát và bảo mật cao hơn so với Hosting, đồng thời cũng có chi phí cao hơn Hosting. VPS phù hợp cho các trang web có lưu lượng truy cập cao hoặc cần nhiều tài nguyên.
- Dedicated Server là một máy chủ vật lý riêng biệt, được đặt tại các trung tâm dữ liệu (Data Center). Dedicated Server cung cấp hiệu suất vô cùng cao và bảo mật tốt. Điều này đồng nghĩa với việc sử dụng máy chủ vật lý tốn chi phí lớn hơn nhiều so với VPS và yêu cầu người dùng phải có kiến thức kỹ thuật để quản lý.
- Hosting là một dịch vụ lưu trữ website chia sẻ, có nhiều trang web và nhiều người dùng cùng hoạt động trên một máy chủ vật lý chung. Hosting là dịch vụ có mức chi phí rẻ nhất và cũng dễ sử dụng nhất. Hosting phù hợp cho các trang web nhỏ hoặc mới bắt đầu làm web.
Mỗi dịch vụ đều có những đặc điểm riêng và phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau. Vì vậy người dùng hoàn toàn có thể cân nhắc và lựa chọn sản phẩm dịch vụ cho phù hợp.
Xem thêm: Platinum Web Hosting – BKNS
Nguyên lý và cách hoạt động của VPS là gì?
Công nghệ ảo hóa được sử dụng cho VPS
Công nghệ ảo hóa là nền tảng cốt lõi cho VPS. Nó cho phép chia một máy chủ vật lý thành nhiều phần khác nhau. Mỗi phần chính là một máy chủ ảo riêng biệt (VPS). Khi đó, công nghệ ảo hóa sẽ tạo lớp tách tài nguyên của VPS này với tài nguyên của VPS khác, đảm bảo và cho phép người dùng có thể sử dụng độc lập, tự cài đặt OS riêng hoặc phần mềm riêng trên VPS của mình.
Có hai loại công nghệ ảo hóa chính được sử dụng cho VPS:
-
- Ảo hóa dựa trên hypervisor: Sử dụng phần mềm hypervisor để tạo ra một lớp ảo hóa giữa phần cứng và hệ điều hành. Hypervisor cho phép nhiều hệ điều hành chạy đồng thời trên cùng một máy chủ vật lý. Ví dụ phổ biến về hypervisor là VMware ESXi, Microsoft Hyper-V và KVM.
- Ảo hóa dựa trên container: Loại ảo hóa này sử dụng các container để chia sẻ tài nguyên của máy chủ. Container nhẹ hơn VM và có thể được khởi động nhanh hơn. Ví dụ phổ biến về container là Docker.
Xem thêm: Các loại ảo hóa trên nền tảng công nghệ phổ biến nhất hiện nay
Cách phân chia tài nguyên cho từng VPS
Cách phân chia tài nguyên cho từng VPS phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
-
- Loại công nghệ ảo hóa được sử dụng: Các công nghệ ảo hóa khác nhau có các phương thức phân chia tài nguyên khác nhau.
- Nhu cầu của người dùng: Người dùng cần xác định lượng tài nguyên cần thiết cho từng VPS.
- Hạn chế của máy chủ vật lý: Lượng tài nguyên có thể chia sẻ cho các VPS bị giới hạn bởi khả năng của máy chủ vật lý
Người quản trị VPS có thể sử dụng các công cụ và phần mềm khác nhau để quản lý tài nguyên cho từng VPS. Một số công cụ phổ biến bao gồm:
-
- Giao diện quản trị web: Nhiều nhà cung cấp VPS cung cấp giao diện quản trị web cho phép người dùng quản lý tài nguyên VPS của họ.
- Công cụ dòng lệnh: Các công cụ dòng lệnh như virsh và docker có thể được sử dụng để quản lý VPS.
- Phần mềm giám sát: Phần mềm giám sát có thể được sử dụng để theo dõi hiệu suất và việc sử dụng tài nguyên của VPS.
Nguyên lý hoạt động của VPS là gì?
Các nhà cung cấp thực hiện cài đặt công nghệ ảo hóa lên máy chủ vật lý để tạo thành nhiều máy chủ ảo riêng (VPS). Ngay khi người dùng đăng ký dịch vụ VPS, người dùng đã có thể toàn quyền thao tác và sử dụng VPS riêng mà không cần sự cho phép của bất kỳ ai khác.
VPS giúp website của bạn chứa trong một vùng an toàn và được cấp tài nguyên cố định về bộ nhớ, dung lượng đĩa, CPU… Và tất nhiên, vấn đề bảo mật sẽ đảm bảo hơn. Người dùng sẽ không cần chia sẻ tài nguyên với các user khác. Với VPS, bạn có cùng một quyền truy cập như việc thuê server riêng nhưng tiết kiệm chi phí hơn.
Thời Điểm Thích Hợp Nên Sử Dụng VPS Là Gì?
Công dụng chính của VPS là vận hành website. Khi trang web của bạn có lượng truy cập thấp, bạn có thể sử dụng Hosting. Tuy nhiên, khi trang web của bạn có dấu hiệu tăng lượt truy cập. Bạn sẽ nhận thấy tốc độ truy cập trang web của mình chậm một cách trông thấy. Đó là lúc Hosting không còn là lựa chọn tối ưu nữa. Bạn cần chuyển sang VPS để khắc phục nhược điểm này. Vì có lượng tài nguyên lớn hơn nhiều so với Hosting nên VPS sẽ giúp website của bạn vận hành mượt mà và trơn tru hơn.
Bên cạnh đó, do có quyền quản trị độc lập nên việc cài đặt, chỉnh sửa, thiết lập sẽ trở nên dễ dàng và chủ động hơn. Bạn có thể toàn quyền sử dụng tất cả những tài nguyên mà bạn có.
Ngoài ra, VPS còn được sử dụng cho:
-
- Làm một server game riêng biệt.
- Xây dựng môi trường lập trình, nghiên cứu riêng cho các công ty lớn.
- Vận hành hệ thống mail server, web server riêng cho doanh nghiệp.
- Chạy các phần mềm web – app yêu cầu dung lượng, băng thông lớn.
Phân biệt các loại VPS
VPS Windows và VPS Linux
Tính năng | VPS Windows | VPS Linux |
Hệ điều hành | Windows Server |
Linux (CentOS, Ubuntu, Debian)
|
Chi phí | Cao hơn do Windows có bản quyền, người dùng phải trả phí để sử dụng |
Rẻ hơn vì đây là mã nguồn mở miễn phí cho mọi người
|
Khả năng tương thích | Tốt với ứng dụng Windows |
Tốt với ứng dụng mã nguồn mở
|
Bảo mật | Phải cập nhật phiên bản thường xuyên để tránh bị hacker tấn công |
Có các tính năng bảo mật mạnh mẽ và được cập nhật thường xuyên
|
Khả năng tùy chỉnh | Thấp hơn vì chỉ hạn chế cho Windows |
Cao hơn vì các nhà phát triển có thể tùy chọn phát triển và bổ sung
|
Trên đây là bảng so sánh giữa VPS Windows và VPS Linux mà BKNS mang đến cho bạn. VPS Windows có thể sẽ là lựa chọn phù hợp với doanh nghiệp sử dụng nhiều ứng dụng Windows, cần bảo mật cao và dễ sử dụng. Còn VPS Linux sẽ phù hợp với lập trình viên, nhà phát triển web, cần khả năng tùy chỉnh cao và tiết kiệm chi phí.
VPS quản trị đầy đủ (Full root) và VPS quản trị hạn chế
Tính năng | VPS quản trị đầy đủ (Full root) |
VPS quản trị hạn chế
|
Quyền truy cập | Cung cấp quyền truy cập đầy đủ cho người dùng |
Hạn chế quyền truy cập của người dùng, chỉ cho phép thực hiện các thao tác cơ bản
|
Trách nhiệm quản trị | Người dùng chịu trách nhiệm quản trị và bảo mật VPS |
Nhà cung cấp dịch vụ chịu trách nhiệm quản trị và bảo mật VPS
|
Khả năng tùy chỉnh | Có thể tùy chỉnh theo nhu cầu |
Khả năng tùy chỉnh bị hạn chế
|
Do có một vài điểm hạn chế và khác biệt, BKNS khuyên người dùng nếu muốn lựa chọn VPS quản trị đầy đủ cần có kinh nghiệm quản trị server và có nhu cầu tùy chỉnh cao. Ngược lại, nếu người dùng mới bắt đầu sử dụng VPS và không có nhu cầu quản trị dịch vụ thì VPS quản trị hạn chế sẽ là lựa chọn phù hợp.
VPS dựa trên OpenVZ, KVM và Xen
Tính năng | OpenVZ | KVM | Xen |
Công nghệ ảo hóa | Sử dụng công nghệ ảo hóa container, chia sẻ chung kernel Linux. | Sử dụng công nghệ ảo hóa full-virtualization, mỗi VPS có kernel riêng. |
Sử dụng công nghệ ảo hóa paravirtualization, mỗi VPS có kernel riêng.
|
Hiệu suất | Hiệu suất cao do chia sẻ chung kernel. | Hiệu suất tương đương với máy chủ vật lý. |
Hiệu suất cao hơn OpenVZ nhưng thấp hơn KVM.
|
Bảo mật | Mức độ bảo mật thấp hơn do chia sẻ chung kernel. | Mức độ bảo mật cao do mỗi VPS có kernel riêng. |
Mức độ bảo mật cao do mỗi VPS có kernel riêng.
|
Khả năng mở rộng | Khả năng mở rộng thấp do giới hạn bởi kernel chung. | Khả năng mở rộng cao do mỗi VPS có kernel riêng. |
Khả năng mở rộng cao do mỗi VPS có kernel riêng.
|
Bạn hoàn toàn có thể lựa chọn VPS dựa trên OpenVZ, KVM, Xen phụ thuộc vào nhu cầu và ngân sách của bạn. OpenVZ sẽ là lựa chọn phù hợp với người dùng cần hiệu suất cao và tiết kiệm chi phí. Bên cạnh đó, KVM phù hợp với người dùng cần hiệu suất cao, bảo mật cao và khả năng mở rộng cao. Xen sẽ phù hợp với người dùng cần bảo mật cao và khả năng mở rộng cao.
Ứng dụng của VPS là gì?
Công dụng chính của VPS là vận hành website. VPS có thể lưu trữ một hoặc nhiều trang web, phù hợp cho các trang web có lưu lượng truy cập cao hoặc cần nhiều tài nguyên. Đồng thời nó cũng cung cấp môi trường riêng biệt và an toàn cho các ứng dụng web, ứng dụng di động, phần mềm, game…
Bên cạnh đó, do có quyền quản trị độc lập nên việc cài đặt, chỉnh sửa, thiết lập sẽ trở nên dễ dàng và chủ động hơn. Bạn có thể toàn quyền sử dụng tất cả những tài nguyên mà bạn có.
Ngoài ra VPS có thể dùng để làm một server game riêng biệt, xây dựng môi trường lập trình, nghiên cứu riêng cho các doanh nghiệp, vận hành hệ thống mail server, web server riêng, chạy các phần mềm web – app yêu cầu dung lượng, băng thông lớn…
Đánh giá ưu và nhược điểm của VPS
Ưu điểm của VPS là gì?
-
- Hiệu suất cao và đáng tin cậy hơn so với hosting.
- Có tính riêng tư nhờ được phân chia từ một máy chủ vật lý thành các máy chủ ảo riêng biệt, mỗi VPS có hệ điều hành, tài nguyên và dữ liệu riêng biệt.
- VPS có tính linh hoạt, dễ dàng nâng cấp tài nguyên khi cần thiết, cho phép bạn tùy chỉnh cấu hình, cài đặt phần mềm và hệ điều hành theo nhu cầu sử dụng.
- VPS có mức giá hợp lý hơn so với việc thuê máy chủ riêng.
- Người dùng có toàn quyền quản trị khi sử dụng VPS.
- Cài đặt, nâng cấp không cần khởi động lại hệ thống.
- Cho phép bạn có hệ điều hành của riêng mình.
- Có thể tận dụng tối đa tài nguyên của máy chủ.
- Việc khởi động lại hệ thống không ảnh hưởng đến những user khác đang dùng VPS của bạn.
- Có toàn quyền truy cập vào các tài nguyên tùy chỉnh của mình (RAM, CPU, Ổ cứng,…).
- Cho phép quản lý từ xa, cài đặt và nâng cấp hệ thống nhanh chóng
- Tính năng bảo mật cao.
Nhược điểm của VPS là gì?
-
- VPS đòi hỏi người dùng phải có kiến thức kỹ thuật để quản lý và cấu hình.
- VPS có giá thành cao hơn so với hosting.
- VPS có thể bị tấn công mạng nếu không được bảo mật đúng cách.
- Hoạt động của VPS sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào máy chủ vật lý đã tạo ra nó. Nếu máy chủ vật lý gốc gặp trục trặc, thì VPS cũng sẽ bị ảnh hưởng tương tự. Bên cạnh đó, hiệu suất hoạt động của VPS sẽ không thể đạt mức như server. Nếu bạn muốn tối ưu hơn, bạn có thể nâng cấp lên Cloud Server để khắc phục tình trạng này!
Những thông số bạn cần biết khi thuê VPS
Trước khi đi vào chi tiết, bạn nên lưu ý đến các thông số sau:
-
- RAM
- Ổ cứng
- CPU Core
- Băng thông (Band Width)
- Thời gian Up-time của máy chủ ảo VPS
RAM
RAM là bộ nhớ chính trong server, do đó nếu VPS bạn chọn thông số RAM lớn đồng nghĩa với khả năng truy xuất dữ liệu càng nhanh. Đa phần các dịch vụ VPS hiện nay cho phép bạn chọn thông số RAM từ thấp nhất 512 MB đến tối đa 16GB. Bạn có thể tính toán mức RAM cần thiết chính là nếu 1GB RAM thì có thể đáp ứng được tầm 10000 lượt truy cập/ ngày và khoảng 200 user online cùng lúc.
Ổ cứng
Là không gian lưu trữ sẽ được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn website bạn lưu trên đó. Ổ đĩa hiện nay được chia làm 2 loại: HDD và SSD. Ổ cứng loại SSD thường giá sẽ đắt hơn loại ổ HDD.
CPU Core
Đối với CPU của Server, bạn cần quan tâm đến 2 chỉ tiêu quan trọng: số Core, tốc độ xung nhịp. Thường thì số core càng cao khả năng xử lý dữ liệu càng tốt. Ở các gói VPS, trung bình bạn sẽ được chọn từ 1 core đến 3 core.
Băng thông (Band Width)
Bandwidth / Transfer là băng thông, lưu lượng được phép truyền dữ liệu. Cụ thể là công ty bạn có một tập tin có dung lượng 1 GB trên VPS nên cứ 1 người tải về 1 GB sẽ bị mất 1 GB băng thông.
Thời gian Up-time của máy chủ ảo VPS
Một lưu ý nữa bạn cần biết khi chọn mua VPS là thời gian Up-time của nó. Thời gian up-time của VPS thường được ước lượng từ thời gian hoạt động của nó. Thời gian hoạt động của VPS từ 99.95 đến 99.9% thì bạn đều có thể chấp nhận mua được.
Đặc điểm thông số VPS?
Hoạt động hoàn toàn như một server riêng nên sở hữu một phần CPU riêng, dung lượng Ram riêng, dung lượng ổ HDD riêng, địa chỉ Ip riêng và hệ điều hành riêng.
Tiết kiệm được rất nhiều chi phí nếu so sánh với việc thuê một Server riêng.
Ngoài việc dùng VPS để thiết lập Web Server, Mail Server cũng như các ứng dụng khác thì có thể cài đặt để thực hiện những nhu cầu riêng như truy cập Web bằng trình duyệt Web trên VPS, download/upload bittorent với tốc độ cao…
Trong trường hợp VPS bị thiếu tài nguyên có thể dễ dàng nâng cấp thêm tài nguyên mà không phải khởi động lại hệ thống.
Có thể cài lại hệ điều hành vời thời gian từ 5-10 phút.
Giá trị thiết thực khi thuê VPS
-
- Server mạnh với nhiều cấu hình cho phép khách hàng dễ dàng lựa chọn gói VPS phù hợp.
- Miễn phí chi phí cài đặt ban đầu cũng như cấu hình hoạt động cho khách hàng.
- Hỗ trợ khách hàng cài đặt miễn phí thêm các phần mềm riêng.
- Được cấu hình và cài đặt hệ thống Firewall và Ddos Protection.
- Bộ phận kỹ thuật kịp thời can thiệp nhanh chóng nếu có sự cố phát sinh.
Lựa chọn nhà cung cấp VPS uy tín
Các yếu tố cần chú ý khi lựa chọn nhà cung cấp
Khi quyết định sử dụng dịch vụ VPS, nhiều khách hàng sẽ thắc mắc không biết nên lựa chọn nhà cung cấp nào có thể đảm bảo chất lượng dịch vụ ổn định và chi phí phù hợp với nhu cầu của mình. Dưới đây là một vài yếu tố người dùng cần chú ý khi lựa chọn nhà cung cấp:
-
- Uy tín và thương hiệu: Bạn hoàn toàn có thể tham khảo các đánh giá, phản hồi của khách hàng trên website, diễn đàn, mạng xã hội… và lựa chọn ra những cái tên được mọi người gợi ý, đánh giá tích cực về dịch vụ VPS của họ.
- Chất lượng dịch vụ: Hãy tạo một danh sách các nhà cung cấp, đánh giá hiệu suất dịch vụ VPS như tốc độ truy cập, uptime (thời gian hoạt động), dung lượng lưu trữ, RAM, CPU, khả năng mở rộng có dễ dàng hay không, chất lượng hỗ trợ, khả năng phản hồi của nhà cung cấp như thế nào.
- Chi phí: Việc cân nhắc đánh giá mức chi phí so với chất lượng dịch vụ và các chương trình ưu đãi hiện có là một yếu tố quan trọng cần chú ý cân nhắc trong quá trình tìm hiểu.
- Ngoài ra còn một vài yếu tố khác như mức độ bảo mật, hệ điều hành, bảng điều khiển quản trị hay vị trí đặt máy chủ… cũng là những yếu tố đáng để cân nhắc khi tìm hiểu về nhà cung cấp.
Một số nhà cung cấp VPS nổi tiếng
BKNS là nhà cung cấp dịch vụ tên miền, hosting, VPS và giải pháp website uy tín tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi tự tin đem đến cho khách hàng dịch vụ Storage VPS với nhiều ưu điểm vượt trội.
Với dung lượng HDD lớn có thể lưu trữ tất cả dữ liệu quan trọng, tốc độ truyền dữ liệu đi và đến không giới hạn với tốc độ kết nối từ 100 Mb/s đến 1 Gb/s, đáp ứng lượng truy cập lớn cùng lúc. Không chỉ vậy tất cả các dịch vụ của BKNS sẽ luôn được hoạt động trên nền tảng hạ tầng ổn định và đảm bảo tự động phát hiện và giảm thiểu các cuộc tấn công DDoS vào cơ sở hạ tầng của bạn.
Chúng tôi cũng hỗ trợ khách hàng dùng thử dịch vụ VPS trong 7 ngày để trải nghiệm sản phẩm trước khi ra quyết định mua với quy trình đăng ký cực đơn giản, nhằm mang lại sự yên tâm cho khách hàng lên hàng đầu. Vì vậy bạn hoàn toàn có thể đăng ký sử dụng để đánh giá chất lượng dịch vụ một cách công tâm nhất.
Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo thêm các nhà cung cấp dịch vụ VPS khác uy tín như FPT Telecom, P.A Việt Nam, TinoHost, Mắt Bão…
Tổng kết
Qua bài viết trên, hy vọng BKNS đã giúp bạn có thêm thông tin để giải đáp thắc mắc VPS là gì và chi tiết những điều cần biết về Virtual Private Server. Bạn có thể tham khảo đăng ký dịch vụ VPS của BKNS qua website BKNS hoặc liên hệ tư vấn giải đáp các thắc mắc qua hotline 1800 646 884 nhé! Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết!