Quản lý tên miền là gì? 5 cách tốt nhất để quản lý tên miền
Thịnh Văn Hạnh 28/02/2024 541 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Tên miền là yếu tố quan trọng trong việc xây dựng website và thương hiệu online. Nó là địa chỉ trực tuyến của website, giúp người dùng dễ dàng truy cập thay vì sử dụng địa chỉ IP phức tạp. Vậy làm thế nào để quản lý tên miền hiệu quả, cùng BKNS tìm hiểu dưới bài viết dưới đây nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
Quản lý tên miền là gì?
Quản lý tên miền hay quản trị tên miền là hoạt động duy trì tên miền hoạt động ổn định và được bảo vệ khỏi các mối đe dọa. Quản lý tên miền hiệu quả bao gồm việc gia hạn đăng ký tên miền cho tất cả các tên miền trong hệ thống của tổ chức, xác định NameServer và nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ cũng như việc điều chỉnh tên miền và cài đặt DNS khi được yêu cầu.
Thêm vào đó, quản lý tên miền cũng bao gồm việc giám sát các tìm kiếm trên web cho tên miền, theo dõi các tên miền tương tự có thể gây tổn hại đến danh tiếng hoặc quyền lợi của thương hiệu, đồng thời triển khai và quản lý các giải pháp bảo vệ tên miền và bản ghi DNS.
Nếu bạn đang có nhu cầu Mua tên miền, hãy đến ngay BKNS để nhận được nhiều ưu đãi cũng như sự ổn định của dịch vụ với đội ngũ hỗ trợ tận tình nhất.
Tại sao quản trị tên miền lại quan trọng?
Tên miền là điểm chạm thể hiện sự hiện diện trực tuyến của tổ chức và thường được đánh đồng với thương hiệu, đặc biệt nếu tên miền đồng nghĩa với tên công ty. Các mối đe dọa tên miền có thể kể đến như trang web mạo danh, sao chép có thể gây tổn hại đáng kể cho khách hàng, doanh nghiệp. Như vậy có thể thấy được, việc quản lý tên miền là vô cùng cấp nhiết.
Các mối đe dọa tên miền
Các trang web lừa đảo, mạo danh
Các trang web lừa đảo, mạo danh là các trang web bắt chước có giao diện giống hệt một thương hiệu và được đăng ký dưới một miền tương tự. Bằng nhiều thủ đoạn tinh vi, kẻ xấu hướng khách hàng đến một trang web lừa đảo, nơi mà họ có thể được yêu cầu nhập các thông tin lừa đảo như thông tin đăng nhập hoặc số tài khoản.
Chiếm dụng tên miền
Chiếm dụng tên miền (Cybersquatting) là hành vi đăng ký, bán hoặc sử dụng tên miền để thu lợi bất chính từ giá trị thương hiệu, nhãn hiệu của người khác. Thông thường, những kẻ chiếm đoạt tên miền sẽ mua những tên miền sử dụng tên của các doanh nghiệp trước khi “chính chủ” kịp đăng ký và cố gắng bán những tên miền đó cho chủ sở hữu hợp pháp để kiếm lời.
Xem thêm: Quy trình xử lí tranh chấp tên miền
Quên gia hạn tên miền
Mỗi tên miền cần được gia hạn sau khi được nhà đăng ký tên miền thông báo hết hạn, thường là vài năm một lần. Khi bỏ lỡ gia hạn tên miền, các trang web được kết nối với tên miền sẽ không thể truy cập được. Những kẻ chiếm dụng tên miền có thể lợi dụng cơ hội và nhanh chóng đăng ký tên miền rồi bán lại cho doanh nghiệp với số tiền khổng lồ.
Phân biệt nhà đăng ký và quản lý tên miền
Nhà đăng ký tên miền và quản lý tên miền thường bị nhầm lẫn với nhau vì chúng đều liên quan đến việc sở hữu và sử dụng tên miền. Tuy nhiên, hai khái niệm này có những điểm khác biệt quan trọng:
Về nhà đăng ký tên miền:
-
- Là đơn vị trung gian giữa người dùng và tổ chức quản lý tên miền.
- Có trách nhiệm đăng ký tên miền cho người dùng, cung cấp các dịch vụ liên quan đến tên miền như: gia hạn, chuyển nhượng, bảo mật, …
- Phải được ICANN (Tổ chức Quản trị Tên miền Toàn cầu) ủy quyền để hoạt động.
Về quản lý tên miền:
-
- Đây là quá trình quản lý, duy trì thông tin liên quan về tên miền:
- Cập nhật thông tin đăng ký ( như Email, địa chỉ, tên, …)
- Quản lý bản ghi DNS ( chỉ định máy chủ web cho tên miền)
- Giúp bảo mật tên miền bởi các mối đe dọa.
- Theo dõi hiệu suất tên miền.
- Có thể được thực hiện bởi người dùng hoặc nhà đăng ký tên miền.
Vai trò của các tổ chức quản lý tên miền
Tổ chức quản lý tên miền đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tên miền (DNS). Các tổ chức này chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến tên miền, bao gồm:
-
- Quản lý các tên miền các tên miền cấp cao nhất (TLD)
Các tổ chức quản lý tên miền chịu trách nhiệm giám sát và phân bổ các TLD, ví dụ như .com, .net, .org, vn,.. Họ đảm bảo rằng mỗi TLD chỉ được sử dụng một lần và được quản lý bởi một nhà đăng ký tên miền uy tín.
-
- Đặt ra các quy tắc và quy định
Các tổ chức này tạo ra các quy tắc và quy định chung cho việc đăng ký và sử dụng tên miền. Các quy tắc này đảm bảo sự công bằng và thống nhất trong hệ thống tên miền, đồng thời bảo vệ quyền lợi của người sử dụng.
-
- Giải quyết tranh chấp tên miền
Khi xảy ra tranh chấp về quyền sở hữu tên miền, các tổ chức quản lý tên miền sẽ đóng vai trò trung gian để giải quyết tranh chấp. Họ sẽ xem xét các bằng chứng và đưa ra quyết định dựa trên các quy tắc và quy định đã được đặt ra.
Vai trò của các tổ chức quản lý tên miền là vô cùng quan trọng để đảm bảo sự ổn định và an toàn của hệ thống tên miền toàn cầu.
Cơ quan quản lý tên miền Việt Nam
VNNIC là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2000 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. VNNIC chịu trách nhiệm quản lý và điều phối các hoạt động liên quan đến tên miền và địa chỉ IP tại Việt Nam.
Chức năng chính của VNNIC
-
-
- Quản lý tên miền quốc gia .vn: VNNIC là đơn vị duy nhất được phép đăng ký và quản lý tên miền .vn.
- Cung cấp dịch vụ DNS: VNNIC vận hành hệ thống DNS quốc gia, giúp truy cập website bằng tên miền dễ dàng hơn.
- Quản lý địa chỉ IP: VNNIC là đơn vị được cấp phép phân bổ địa chỉ IP cho các tổ chức và cá nhân tại Việt Nam.
- Hỗ trợ và giáo dục: VNNIC cung cấp các tài nguyên và dịch vụ hỗ trợ cho người sử dụng tên miền và địa chỉ IP. VNNIC cũng tổ chức các hoạt động giáo dục để nâng cao nhận thức về hệ thống tên miền và địa chỉ IP.
-
VNNIC đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển Internet tại Việt Nam. VNNIC đã góp phần xây dựng và phát triển hệ thống tên miền quốc gia .vn, cung cấp dịch vụ DNS chất lượng cao, và thúc đẩy việc sử dụng Internet tại Việt Nam.
Xem thêm: VNNIC là gì? Giới thiệu tổng quan về Trung tâm Internet Việt Nam
Cơ quan quản lý tên miền quốc tế ICANN
ICANN là viết tắt của Internet Corporation for Assigned Names and Numbers, là một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1998. ICANN chịu trách nhiệm quản lý hệ thống tên miền toàn cầu (DNS) và đảm bảo sự hoạt động ổn định và an toàn của Internet.
Cấu trúc tổ chức của ICANN
-
-
- Hội đồng quản trị: là cơ quan ra quyết định cao nhất của ICANN.
- Ba tổ chức hỗ trợ: chịu trách nhiệm thực hiện các công việc kỹ thuật, chính sách và hoạt động của ICANN.
- Các ủy ban tham vấn: đại diện cho các bên liên quan khác nhau trong cộng đồng Internet.
-
Ngoài ICANN, còn có một số tổ chức khác tham gia vào việc quản lý tên miền quốc tế, bao gồm:
-
- Verisign: tổ chức quản lý các TLD .com và .net.
- PIR (Public Interest Registry): tổ chức quản lý TLD .org.
- IANA (Internet Assigned Numbers Authority): tổ chức chịu trách nhiệm quản lý các địa chỉ IP và các tài nguyên số khác.
Hệ thống quản lý tên miền quốc tế là một hệ thống phức tạp với nhiều bên liên quan. ICANN đóng vai trò trung tâm trong hệ thống này, phối hợp với các tổ chức khác để đảm bảo sự hoạt động ổn định và an toàn của Internet.
Xem thêm: ICANN là gì? Tất cả những điều cần biết về cơ chế bảo vệ tên miền
Thách thức trong việc quản lý tên miền
Ngày nay, tốc độ phát triển Internet nhanh chóng mặt đã đặt ra nhiều thách thức trong việc quản lý tên miền. Một số thách thức trong quản lý tên miền là:
1. Sự phức tạp
Hệ thống tên miền (DNS) có thể phức tạp và khó hiểu đối với người dùng không chuyên.
Việc quản lý nhiều tên miền có thể tốn thời gian và đòi hỏi nhiều công sức.
Cập nhật thông tin liên quan đến tên miền có thể gây nhầm lẫn và dễ mắc lỗi.
2. Bảo mật
Tên miền là mục tiêu tấn công phổ biến của tin tặc và kẻ gian lận.
Việc bảo vệ tên miền khỏi các mối đe dọa như tấn công lừa đảo, tấn công DNS, v.v. là rất quan trọng.
3. Tuân thủ
Việc sử dụng tên miền có nhiều luật lệ và quy định, vì vậy việc vi phạm phải các quy định này sẽ dẫn đến những hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
4. Chi phí
Việc đăng ký và quản lý tên miền có thể tốn kém, đặc biệt là đối với các tên miền cao cấp hoặc nhiều tên miền.
Ngoài ra, còn có một số thách thức như việc thay đổi nhân viên chịu trách nhiệm quản lý tên miền có thể dẫn đến gián đoạn và mất thông tin. Sự cố phần mềm và phần cứng, các sự cố này có thể khiến tên miền không hoạt động, dẫn đến mất doanh thu và khách hàng.
Top 5 cách tốt nhất để quản lý tên miền hiệu quả
Đăng ký nhãn hiệu
Việc đăng ký nhẵn hiệu có thể giúp giảm bớt nguy cơ những kẻ mạo danh và chống lại các đối thủ cạnh tranh.
Hợp nhất các tên miền với một nhà đăng ký
Xác định tất cả các tên miền được đăng ký bởi các công ty con, bộ phận và đơn vị khác nhau, đồng thời chuyển tất cả tên miền một nhà đăng ký tên miền duy nhất để đơn giản hóa việc quản lý tên miền. Việc chọn nhà đăng ký có tính năng tự động gia hạn có thể giúp tránh bỏ lỡ các lần gia hạn.
Đăng ký nhiều biến thể
Bằng cách đăng ký nhiều phiên bản và biến thể của một tên miền, các tổ chức có thể cải thiện kết quả trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP) và giảm việc mạo danh tên miền. Các biến thể tên miền bao gồm đăng ký phần mở rộng tên miền cấp cao nhất (.com, .net và .org), phần mở rộng tên miền cấp cao nhất mã quốc gia (ccTLD) cho Việt Nam (.vn), các lỗi chính tả phổ biến tên thương hiệu và các từ viết tắt gắn liền với thương hiệu.
Triển khai giải pháp bảo mật tên miền
Việc chọn giải pháp bảo mật tên miền khi đăng ký tên miền sẽ khiến thông tin liên hệ không bị xuất bản trên cơ sở dữ liệu WHOIS . Giải pháp bảo mật DNS bảo vệ máy chủ tên khỏi các mối đe dọa có thể dẫn đến thời gian ngừng hoạt động, chẳng hạn như các cuộc tấn công tên miền phụ ngẫu nhiên.
Chọn nhà cung cấp tên miền phù hợp
Các nhà cung cấp tên miền cung cấp các phân tích báo cáo mạnh mẽ, hỗ trợ khách hàng đáp ứng nhanh, nhiều tiện ích mở rộng tên miền, giao diện linh hoạt để quản lý tên miền và các biện pháp kiểm soát bảo mật như xác thực đa yếu tố eKYC.
BKNS là một trong những nhà cung cấp tên miền uy tín và chất lượng hàng đầu hiện nay. BKNS đã có hơn 13 năm hoạt động trong lĩnh vực website cung cấp Domain, Hosting, VPS, Email,… với sự tín nhiệm của hàng nghìn khách hàng đã và đang sử dụng dịch vụ.
BKNS đã khẳng định được vị thế trong ngành, bên cạnh đó, luôn đảm bảo cam kết mang đến cho khách hàng các tên miền chất lượng với giá cả hợp lý. Đội ngũ hỗ trợ của BKNS luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng dịch vụ tên miền. Các dịch vụ mà BKNS cung cấp về tên miền bao gồm:
– Chuyển nhượng tên miền.
– Giữ chỗ tên miền.
– Bảo vệ tên miền.
>> Mua tên miền tại BKNS – Nhà đăng ký tên miền quốc gia Việt Nam
THÔNG TIN LIÊN HỆ BKNS – CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP MẠNG BẠCH KIM
Website: https://www.bkns.vn/
Email: info@bkns.vn
🔷Fanpage: Bkns.vn – Nhà đăng ký Tên miền, Hosting, Cloud VPS
Tư vấn dịch vụ: 1800.646.884 (Miễn phí cước gọi)
Hỗ trợ kĩ thuật: 1900.636.809
Tổng kết
Qua bài viết “Quản lý tên miền là gì? 5 cách tốt nhất để quản lý tên miền hiệu quả”, có thể thấy được vai trò quan trọng của việc quản lý tên miền. Quản lý tên miền là một phần quan trọng trong việc xây dựng và duy trì website. Việc quản lý tên miền hiệu quả giúp bạn bảo vệ thương hiệu, tăng tính chuyên nghiệp và nâng cao hiệu quả website.