Cấu trúc website bán hàng để tối ưu chuyển đổi.
Thịnh Văn Hạnh 18/03/2022 1393 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Chắc hẳn bạn cũng đã từng thắc mắc tại sao website doanh nghiệp khác bán được hàng. Họ có tỷ lệ chuyển đổi cao hơn và hiệu quả hơn bạn. Những kết quả đấy có thể đến từ việc quảng cáo, SEO …. Hoặc cũng có thể đơn giả là họ có lượng khách hàng lớn. Mặc dù vậy lại có ít ai biết được rằng sự thành công của một website cũng là kết quả của việc cấu trúc website ấy để tối ưu chuyển đổi và truyền tải được thông điệp kinh doanh của doanh nghiệp.
Khi nói đến marketing online và website. Hầu hết các doanh nghiệp sẽ tập chung vào phía bên ngoài. Visual để mang lại cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất. Tuy nhiên tầm quan trọng của giao diện một website là không phải bàn cãi. Việc tối ưu nội dung bên trong của website để tối đa tỷ lệ chuyển đổi cũng quan trọng không kém. Với bài viết hôm nay hãy cùng tìm hiểu 3 thành phần cấu trúc website ảnh hưởng nhiều nhất tới quyết định mua hàng của người dùng. Và cách cấu trúc website để đạt được hiệu quả bán hàng cao nhất các bạn nhé!
Tóm Tắt Bài Viết
1. Cấu trúc website trang chủ (Home page)
Lý do chính khiến người dùng thoát trang của bạn ngay từ đầu là do trang chủ. Khách hàng không hiểu giá trị mà doanh nghiệp muốn truyền tải và họ vẫn chưa tin tưởng vào uy tín của doanh nghiệp. Chính vì thế bạn cần làm thế nào để nội dung trên trang rõ ràng và cho khách hàng tin tưởng.
1.1 Headline rõ ràng và ngắn gọn
Một healine có khoảng 5 giây để gây thu hút với khách hàng. Nó có thể khiến cho khách hang biết họ sẽ được gi. Khi khách hàng của bạn tìm kiếm thông tin trên internet. Họ sẽ lướt qua nhanh các website và không dành nhiều thời gian. Vì vậy nếu headline và đoạn đầu của web không rõ ràng, bạn sẽ bị bỏ qua. Thực tế có nhiều doanh nghiệp muốn gây chú ý bằng những tiêu đề phức tạp. Và khách hàng không thích điều này. Bạn nên sử dụng headline rõ ràng đúng trọng tâm sẽ tốt hơn.
1.2 Thêm đánh giá từ khách hàng cũ
Trong kỷ nguyên số, phần lớn người dùng hẳn đã từng truy cập hàng trăm, hàng nghìn website và yêu cầu những bằng chứng, đánh giá cụ thể về sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Social proof có sức mạnh nhất mà bạn có thể thêm vào website của mình đó là đánh giá từ những khách hàng cũ.
Đánh giá từ khách hàng cũ không chỉ là những đánh giá tích cực mà còn phải dựa theo cấu trúc dưới đây:
Những khó khăn mà khách hàng của bạn gặp phải trước khi tìm được giải pháp từ doanh nghiệp của bạn
Những lợi ích cụ thể mà họ đạt được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của bạn
2. Cấu trúc website trang “About us”
Trang “About us” thường là trang quan trọng thứ 2 mà người dùng sẽ truy cập trên website của bạn. Vì thế chỉ thông tin cơ bản về doanh nghiệp thôi là chưa đủ. Một trang “About us” hiệu quả cần phải:
Giới thiệu công ty đến khách hàng và tăng độ uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng
Kết nối với cảm xúc của người dùng bằng những câu chuyện về thương hiệu
Giới thiệu những người sáng lập và gây dựng nên doanh nghiệp
Cho dù bạn quyết định cấu trúc trang “About us” như thế nào. Thì vẫn có 2 thành phần quan trọng trên trang giới thiệu, đó là:
2.1 Kể câu chuyện về doanh nghiệp của bạn
Mỗi doanh nghiệp đều có một khởi đầu và một câu chuyện thú vị nào đó để kể lại. Trong khi hầu hết các doanh nghiệp chỉ mô tả quá trình thành lập và quá trình xây dựng sản phẩm của họ. Số ít những doanh nghiệp thành công sẽ biết cách tận dụng sự khởi đầu ấy. Và đưa độc giả của họ đến với một câu chuyện đầy cảm hứng về cách mà họ đã xây dựng một doanh nghiệp từ con số 0.
Từ những cột mốc khác nhau mà doanh nghiệp của bạn đã hoàn thành trong nhiều năm. Cho đến hành trình dẫn đến việc bạn xây dựng nó từ con số 0, mỗi câu chuyện là một cơ hội để kết nối với khách hàng.
2.2 Giới thiệu bản thân và những thành viên chủ chốt
Bạn có thể thêm vào những bài giới thiệu ngắn gọn và hình ảnh của các thành viên chủ chốt của doanh nghiệp. Hoặc có thể thêm những bức ảnh, khoảnh khắc đáng nhớ về những chuyến du lịch công ty, teambuilding, v.v… Đừng quá cứng nhắc ở phần này, bạn cần thể hiện được cá tính và sự đoàn kết của cả doanh nghiệp để đạt được một mục tiêu chung.
3. Cấu trúc trang sản phẩm
Cho dù bạn đang bán một sản phẩm, dịch vụ hoặc trải nghiệm nào đó. Điều quan trọng nhất đó là mô tả sản phẩm của bạn phải đủ hấp dẫn. Để người đọc sẵn sàng đưa ra quyết định mua hàng. Để làm được điều đó, hãy giới thiệu những lợi ích mà người dùng sẽ có được khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ trước, sau đó hãy showcase những tính năng hấp dẫn mà sản phẩm/dịch vụ đem lại.
Mô tả sản phẩm kém chất lượng là những mô tả chỉ nêu ra giải pháp và những gì mà sản phẩm/dịch vụ của họ cung cấp mà không đi sâu vào lý do thực sự khiến họ phát triển sản phẩm/dịch vụ theo hướng đó. Thông thường một người sẽ đưa ra quyết định mua hàng bằng cảm xúc và những lý do hợp lý và logic mà họ có thể giải thích cho những khách hàng khác. Họ muốn biết những gì trong sản phẩm của bạn là dành cho họ và cuộc sống của họ sẽ thay đổi như thế nào sau khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Một ví dụ đơn giản đó là mô tả sản phẩm của Trello. Họ bắt đầu với những lợi ích mà họ biết khách hàng của họ đang cần. Hoàn thành nhiều công việc hơn, hiệu quả hơn trước khi đưa ra những tính năng khiến đạt được những lợi ích ấy: bảng biểu, thẻ quản lý công việc, v.v…
4. Kết lại
Mặc dù không thể phủ nhận tầm quan trọng của hình ảnh cũng như thiết kế của một website. Nhưng chính cấu trúc website sẽ là thứ chuyển đổi người truy cập website trở thành khách hàng thực sự với doanh nghiệp của bạn.
Bằng cách cấu trúc website một cách hợp lý và khoa học. Bạn sẽ có thể kết nối doanh nghiệp với người dùng trên khía cạnh cảm xúc. Thể hiện những lợi ích mà sản phẩm của bạn mang lại. Bổ sung những đanh giá tích cực từ khách hàng cũ để xây dựng niềm tin. Bạn sẽ có thể tối đa hóa chuyển đổi. Và biến những nhấp chuột của người dùng thành khách hàng tiềm năng.
Bạn muốn khám phá thêm về thiết kế website doanh nghiệp? Đừng bỏ lỡ những bài viết tiếp theo của BKNS nhé. Còn rất nhiều điều thú vị đang chờ đón bạn phía trước đó!
Có thể bạn quan tâm: