Máy chủ vật lý có ưu điểm gì, hướng dẫn chọn cấu hình server
Thịnh Văn Hạnh 14/03/2022 1743 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Tóm Tắt Bài Viết
1. Máy chủ vật lý
Một máy chủ vật lý cũng có cấu tạo giống như tên gọi. Một máy chủ (máy tính vật lý) mà trên đó là một Hệ điều hành, như Windows hay Linux, hoạt động giống như bất kỳ máy tính nào khác. Nhìn chung các máy chủ giống với một máy tính để bàn, với nhiều cải tiến hơn như là nguồn điện dự phòng, bộ điều khiển chống các cuộc, nhiều card mạng … Các máy chủ vật lý có kích thước lớn hơn với nhiều thành phần mạnh hơn. Tất cả đều yêu cầu một không gian riêng biệt. Các máy chủ cũng có hai hoặc nhiều CPU vật lý với nhiều lõi để đảm bảo hiệu suất.
– Cách thức máy chủ vật lý hoạt động: Hoạt động độc lập như máy chủ bình thường.
– Tính ổn định và tính sẵn sàng:
- Tất nhiên là khi máy chủ vật lý bị hỏng thì toạn bộ hệ thống sẽ bị sập và không thể hoạt động
- Ổ cứng khi bị hỏng sẽ dẫn đến mất dự liệu, ảnh hưởng rất
– Khả năng mở rộng:
- Khá phức tạp, cần có thiết bị chuyên dụng và kĩ thuật.
- Thời gian downtime khi cần nâng cấp tương đối lâu.
– Chi phí:
- Tốn rất nhiều chi phí cho việc xây dựng một hệ thống máy chủ.
- Chi phí bảo trì và vận hành hệ thống cũng khá cao.
- Chi phí triển khai backup (sao lưu) cũng
2. Ưu nhược điểm của máy chủ vật lý
Ưu điểm:
- Hiệu suất cao hơn máy chủ ảo.
Lý do lớn nhất và cũng là quan trọng nhất khi so sánh giữa máy chủ vật lý và máy chủ ảo đó chính là hiệu suất. Một máy chủ vật lý với cùng một thông số tương tự với một máy chủ ảo sẽ có khả năng hoạt động cao hơn. Ví dụ bạn có một máy chủ vật lý với 8GB RAM và một CPU kép. Khi bạn tạo một bản sao máy ảo với các tông số đó htif máy chủ vật lý sẽ có kết quả tốt hơn rất nhiều. Lý do bởi vì các máy chủ vật lý sẽ không bị ảnh hưởng hiệu suất có mặt tại các máy ảo.
Nhược điểm:
- Chi phí tất nhiên là cao hơn so với máy chủ ảo VPS.
Các chi phi để có thể sử dụng máy chủ vật lý sẽ cao hơn rất nhiều so với máy ảo. - Khó quản lý
Việc quản lý máy chủ vật lý thường khá là khó khăn. Đặc biệt trong các trường hợp cần hồi phục trong trường hợp gặp trục trặc. Khi mà gặp sự cố, khôi phục bản sao lưu là một nỗi ác mộng. Máy chủ sẽ cần phải được xây dựng lại từ đầu trên máy chủ mới khác và sau đó mới thực hiện được bản sao lưu. Đối với những hệ thống quan trọng, điều này đồng nghĩa với việc mất ít nhất 8 tiếng hoặc nhiều hơn. Để ngăn chặn điều này có thể lựa chọn việc tạo ra cụm máy chủ, tất nhiên điều này sẽ làm tăng chi phí lên cao - Ít khả năng mở rộng
Hầu như không thể nâng cấp máy chủ mà không phải downtime. Ngoài ra, cần lưu ý rằng việc nâng cấp trong tương lai cho một máy chủ vật lý sẽ đưa vào tài khoản khi order máy chủ. Nếu không, các nâng cấp có thể dẫn đến việc order một máy chủ hoàn toàn mới. Thay vào đó, điều này sẽ dẫn đến việc di chuyển dịch vụ không có kế hoạch và do đó thời gian ngừng hoạt động dịch vụ ngoài dự kiến.
3. Hướng dẫn bạn chọn cấu hình máy chủ vật lý cho phù hợp
Nên chọn những CPU có nhiều nhân (core) cho máy chủ
Yếu tố quan trọng khi nhắc đến lựa chọn cấu hình server chính là số lượng nhân CPU. Càng nhiều nhân CPU thì quá trình xử lý càng nhanh. Một CPU có xung nhịp cao sẽ không bằng một CPU có nhiều nhân. Vì vậy bạn nên lựa chọn CPU nhiều nhân nhé.
Đầu tư nhiều RAM cho cấu hình server
RAM chính là một yếu tố rất được quan tâm cho máy chủ. Cấu hình server với bộ nhớ RAM cao sẽ giúp cho máy chủ của bạn mạnh hơn. Có thể xử lý nhiều dữ liệu cùng một lúc, tránh tính trạng chậm. Khe cắm RAM trên máy lại có giới hạn. Vì vậy bạn nên lựa chọn những thanh RAM xịn xò từ đầu. Nếu như bạn chỉ có những thanh Ram 2gb thì chắc chắn bạn sẽ cầ phải nâng cấp sau này. Nếu như bạn không muốn điều đó xảy ra thì hãy chọn RAM có dung lượng cao ngay từ đầu nhé.
Chọn ổ cứng HDD/SSD cho server
Nói về cấu hình server thì chắc chắn phải nói tới ổ cứng. Nó giúp và quyết định tốc độ đọc dữ liệu của bạn. Có hai loại ổ cứng cho server đó là HDD (Hard Disk Drive) và SSD (Solid-State Drive). Nếu bạn mua loại HDD, các ổ cứng có chuẩn giao tiếp SCSI hoặc SAS nên được lựa chọn. Do các loại này có băng thông cao và có tốc độ vòng quay cao hơn nhiều lần các ổ cứng dùng chuẩn giao tiếp khác. Chúng giúp tăng tốc độ đọc và ghi dữ liệu.
Nhưng nếu mua ổ cứng loại SSD, bạn nên ưu tiên lựa chọn những loại có hiệu năng tốt. Có nhiều loại dù dung lượng chỉ khoảng 120 GB đến 140 GB, nhưng lại có tốc độ hoạt động rất tốt. Tùy vào ngân sách mà bạn có thể mua các loại ổ có dung lượng lớn hơn.
Tuy nhiên, ngày nay ổ cứng SSD gần như phổ biến và hơn hẳn ổ HDD do nó có nhiều ưu điểm như: tốc độ đọc ghi nhanh hơn ổ HDD gấp nhiều lần, SSD được đánh giá có độ tin cậy cao hơn vì nó không bị phân mảnh dữ liệu, ổ SSD bền hơn HDD rất nhiều do không có động cơ dĩa quay, không sợ rung lắc, SSD tiêu thụ điện ít hơn ổ HDD, không phát ra tiếng ồn…
Nhưng tất nhiên rồi, ổ SSD có giá đắt hơn rất nhiều so với HDD.
Lựa chọn RAID cho cấu hình server
Raid là một hệ thống ổ đĩa cứng được ghép từ nhiều đĩa vật lý lại với nhau. Vai trò của nó là tăng tốc độ đọc, ghi dữ liệu hay là giúp tăng thêm sự an toàn cho dữ liệu chứa trên hệ thống đĩa. Đây cũng là một phần quan trọng khi xem xét cấu hình server. Nó giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu nhớ khả năng sao lưu, chống lỗi. Có khá nhiều loại Raid như từ 1,2,3… khiến cho người dùng khá là hoang mang. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính của bạn. Nếu bạn muốn loại Raid tốt nhất có thể thì Raid 10 là lựa chọn cho bạn. Tuy nhiên bạn cần có một điều kiện nho nhỏ đó là có nhiều tiền…
Lưu ý về hệ thống mạng với cấu hình server
Dù cho cấu hình server của bạn có cao đến mức nào cũng bị phụ thuộc vào hệ thống mạng. Nếu hệ thống mạng không ổn định thì sẽ làm giảm khả năng hoạt động mượt mà, trơn tru của toàn hệ thống. Các server vật lý luôn cần có băng thông cao cho kết nối internet để tránh trường hợp tắc nghẽn. Vì vậy bạn cũng cần đầu tư cho hệ thống mạng cũng như thường xuyên check tốc độ đường truyền để đảm bảo cả hệ thống được hoạt động hiệu quả nhất.
Vùa rồi BKNS đã cùng bạn tìm hiểu về máy chủ vật lý, những ưu nhược điểm. Cùng với đó là những lười khuyên khi bạn chọn mua . Nếu như bạn có nhu cầu mua hoặc thuê máy chủ vật lý thì BKNS luôn luôn sẵn sàng tư ván và hỗ trợ 24/24 với các bạn. Bạn có thể tham khảo ngay bảng giá thuê máy chủ tại BKNS để có thể có những sự lựa chọn cân nhắc hợp lý nhất nhé.
Có thể bạn quan tâm:
- Nên thuê máy chủ giá rẻ hay tự dùng máy chủ riêng
- Thuê máy chủ riêng giá rẻ
- Máy chủ vật lý là gì, địa chỉ cho thuê máy chủ vật lý uy tín