Firebase là một nền tảng để phát triển các ứng dụng đa tiện ích cho người dùng. Cùng tìm hiểu cụ thể Firebase là gì, dịch vụ nổi bật của Firebase và ưu nhược điểm của nó thông qua bài viết này nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
Tổng quan về Firebase
Firebase là gì?
Firebase có nhiều cách định nghĩa khác nhau tùy thuộc vào góc độ người dùng. Dưới đây là 2 định nghĩa tiêu biểu:
- Một là, Firebase là nền tảng để phát triển ứng dụng di động và trang web. Nền tảng này bao gồm các API đơn giản, không cần backend hay server.
- Hai là, Firebase là một dịch vụ hệ thống backend được Google cung cấp sẵn cho ứng dụng. Dịch vụ này giúp bạn phát triển, triển khai và mở rộng quy mô của ứng dụng Mobile nhanh hơn. Dù sử dụng Android hay IOS, Firebase vẫn có thể hỗ trợ tốt.
Dù hiểu theo quan điểm nào, bản chất của Firebase vẫn là giúp các nhà lập trình (developer) tiết kiệm thời gian, đơn giản hóa các thao tác với cơ sở dữ liệu.
Lịch sử của Firebase
Firebase ra mắt lần đầu năm 2011 với tên gọi Envolve bởi hai nhà phát triển James Tamplin và Andrew Lee. Mục đích Envolve cung cấp cho developer API là để tích hợp chức năng trò chuyện trực tuyến vào trang web.
Tuy nhiên không đơn thuần trò chuyện, người dùng đã mở rộng khả năng sử dụng của Envolve. Developer đã tận dụng Envolve để truyền dữ liệu ứng dụng như như game online, danh bạ, lịch…
Vì thế, hai nhà sáng lập Envolve tách hệ thống nhắn tin trực tuyến và đồng bộ dữ liệu thời gian thực thành hai phần riêng biệt. Tháng 4 năm 2012, Firebase được tạo ra dưới dạng công ty riêng biệt Backend-as-a-Service với chức năng Realtime.
Năm 2014, Google mua lại Firebase. Sau đó, Firebase nhanh chóng phát triển thành ứng dụng đa năng của nền tảng di động và web hiện nay.
Những dịch vụ nổi bật của Firebase
Firebase cung cấp công cụ Firebase Analytics và 2 nhóm sản phẩm chính tập trung vào 2 đối tượng bên dưới.
Develop & test your app
Để phát triển và kiểm thử các ứng dụng được thiết kế, Firebase đã tạo ra các công cụ:
- Realtime Database: hỗ trợ đồng bộ hóa dữ liệu của người dùng kể cả khi không có kết nối mạng. Tạo nên trải nghiệm xuyên suốt bất chấp tình trạng kết nối internet của người sử dụng. Firebase hỗ trợ tốt Android, IOS, web, c++, unity, và cả xamarin,…
- Crashlytics: Theo dõi và lưu trữ thông tin lỗi của ứng dụng đang chạy trên máy người dùng. Nhờ Crashlytics, developer có thể nắm bắt và xử lý kịp thời các lỗi chính của ứng dụng.
- Cloud Firestore: Lưu trữ và đồng bộ dữ liệu giữa người dùng và thiết bị sử dụng cơ sở dữ liệu noSQL được lưu trữ trên hạ tầng Cloud.
- Authentication: bảo mật và đơn giản hóa quá trình quản lý người dùng. Firebase Auth cung cấp nhiều phương pháp để xác thực. Bao gồm email và mật khẩu, các nhà cung cấp bên thứ ba và sử dụng trực tiếp hệ thống tài khoản hiện tại của bạn.
- Test Lab: hỗ trợ chạy thử nghiệm tự động và tùy chỉnh cho ứng dụng của bạn trên cả các thiết bị ảo lẫn vật lý do Google cung cấp.
- Các công cụ khác như: Performance Monitoring, Cloud Storage, Cloud Functions,…
Grow & engage your audience
Để hỗ trợ phân tích dữ liệu và tối ưu hóa trải nghiệm đối với người dùng, Firebase đã thiết kế sản phẩm Firebase Analytics.
Đây là một giải pháp phân tích không giới hạn hoàn toàn miễn phí. Bạn có thể quản lý hành vi người dùng và các biện pháp từ một bảng điều khiển duy nhất. Bảng đơn này sẽ giúp bạn phân tích thuộc tính và hành vi của người dùng. Từ đó, đưa ra các quyết định sáng suốt về lộ trình sản phẩm của bạn.
Có nên sử dụng Firebase không?
Ưu điểm
- Triển khai ứng dụng nhanh chóng: Firebase tiết kiệm rất nhiều thời gian quản lý và đồng bộ tất cả dữ liệu cho người dùng. Đó là nhờ người dùng không phải áp lực, quan tâm đến phần backed cùng các API tốt, hỗ trợ đa nền tảng.
- Bảo mật: Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về độ bảo mật của Firebase nhờ nền tảng cloud, kết nối thông qua SSL, dùng JavaScript phần quyền người dùng cơ sở dữ liệu, …
- Sự ổn định: Được viết dựa trên nền tảng cloud cung cấp bởi Google, các công cụ luôn đảm bảo độ ổn định tối đa. Bên cạnh đó, quá trình nâng cấp hay bảo trì Server cũng diễn ra nhanh và đơn giản hơn.
Nhược điểm
Cơ sở dữ liệu của Firebase được tổ chức theo kiểu trees, parent-children. Trong khi đó, người dùng SQL lại quen thuộc với kiểu Table truyền thống. Khi sử dụng Firebase, có lẽ, người dùng sẽ mất thời gian để làm quen trước khi sử dụng thành thạo.
Dựa trên những ưu – nhược điểm bên trên, bạn có thể cân nhắc khi sử dụng Firebase nhé!
Tóm lại, Firebase là một nền tảng di động giúp bạn:
- Nhanh chóng phát triển các ứng dụng chất lượng cao
- Phát triển ứng dụng cho người dùng lớn
- Thu được nhiều doanh thu hơn.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về Firebase mà BKNS gửi tới bạn. Bằng những thông tin bài viết cung cấp, BKNS hy vọng bạn có thể áp dụng kiến thức vào thực tiễn để sử dụng Firebase hiệu quả nhất.
Đừng quên ghé thăm BKNS để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và ưu đãi khác nữa bạn nhé.
[mautic type=”form” id=”6″]
Follow ngay tài khoản mạng xã hội của BKNS để xem thị trường công nghệ có gì mới:
+ Fanpage: https://www.facebook.com/bkns.vn
+ Youtube: https://www.youtube.com/c/BknsVn1
+ Pinterest: https://www.pinterest.com/bknsvn/
+ LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/bkns-vn/