DevSecOps là gì? Tìm hiểu chi tiết về mô hình DevSecOps
Thịnh Văn Hạnh 18/11/2022 1311 Lượt xem Chia sẻ bài viết
DevOps là mô hình được nhiều doanh nghiệp áp dụng để rút ngắn thời gian phát triển và đẩy nhanh cung cấp sản phẩm, dịch vụ trong lĩnh vực phát triển phần mềm. Tuy nhiên, mô hình này chưa hoàn hảo với những lo ngại về bảo mật. Vì thế DevSecOps ra đời. Trong bài viết này, cùng BKNS tìm hiểu cụ thể DevSecOps là gì và những lợi ích của mô hình này trong việc triển khai phần mềm.
Tóm Tắt Bài Viết
DevSecOps là gì?
Đôi nét về DevOps
Trước khi tìm hiểu về DevSecOps là gì, bạn cần nắm được khái niệm DevOps.
DevOps là sự kết hợp của “phát triển” (Development – Dev) và “vận hành” (Operations – Ops). Đây là mô hình kết hợp giữa nhóm phát triển và vận hành để triển khai code lên môi trường sản xuất một cách nhanh chóng theo quy trình lặp lại và tự động.
DevOps có nhiệm vụ tự động hóa tất cả các quy trình, từ xây dựng, triển khai và áp dụng cho một ứng dụng hoặc sản phẩm. Ngắn gọn, mô hình này xây dựng mối liên kết giữa các bộ phận bền vững và hiệu quả hơn.
Mặc dù phát triển nhanh chóng nhưng DevOps chưa thực sự hoàn hảo. Mối lo bảo mật là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp chần chừ khi sử dụng ứng dụng này.
Điều này đã thúc đẩy mô hình DevSecOps ra đời.
DevSecOps là gì?
DevSecOps là viết tắt của “phát triển” – (Development – Dev), “bảo mật” (Security – Se) và “vận hành” (Operations – Ops). Đây là mô hình DevOps truyền thống được tích hợp các phương thức bảo mật ở mọi giai đoạn trong vòng đời phát triển phần mềm. Nhằm cung cấp các sản phẩm chất lượng và an toàn, độ bảo mật cao.
DevSecOps sử dụng tự động hóa để xây dựng thử nghiệm bảo mật liên tục nhằm phát hiện và khắc phục các lỗ hổng kịp thời.
Ngày nay, trước nguy cơ các cuộc tấn công mạng tinh vi, DevSecOps đang trở thành một giải pháp tối ưu. Nó đảm bảo các ứng dụng luôn an toàn trong hệ sinh thái mở rộng.
> Đọc thêm: Phần mềm hệ thống là gì? Sự khác biệt với phần mềm ứng dụng
Lợi ích của DevSecOps
Bảo mật ứng dụng nâng cao
DevSecOps cung cấp cách tiếp cận bảo mật chủ động nhằm giảm thiểu các mối đe dọa an ninh mạng trong quá trình phát triển. Các nhóm phát triển sẽ dựa vào công cụ bảo mật tự động để xem xét, kiểm tra và gỡ lỗi code ở các giai đoạn khác nhau. Điều này đảm bảo ứng dụng vượt qua các bài kiểm tra bảo mật quan trọng.
Khi lỗ hổng bảo mật xuất hiện, các nhóm phát triển và nhóm bảo mật sẽ phối hợp để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng, không ảnh hưởng đến chu kỳ phát triển.
Triển khai phần mềm nhanh chóng và tiết kiệm chi phí
Lỗi bảo mật có thể dẫn đến chậm trễ trong quá trình phát triển ứng dụng. Việc sửa code cần nhiều thời gian và tốn kém chi phí hơn. Áp dụng DevSecOps giúp giảm thiểu nhu cầu lặp lại quy trình để giải quyết các vấn đề bảo mật trong tương lai.
Liên kết giữa các nhóm
DevSecOps liên kết nhóm phát triển và nhóm bảo mật để xây dựng phương pháp cộng tác giữa các nhóm. Thay vì hoạt động độc lập dẫn đến sự chia rẽ giữa các đơn vị kinh doanh, DevSecOps trao quyền cho các nhóm được liên kết và cộng tác với nhau hiệu quả hơn.
Các thành phần cơ bản của mô hình DevSecOps
- CI/DI Pipeline: Phân phối nhanh chóng và an toàn các sản phẩm, dịch vụ trong công ty.
- Infrastructure as code: Giúp tài nguyên máy tính đáp ứng và co giãn khi có thay đổi.
- Monitoring: Các khía cạnh an ninh được giám sát chặt chẽ trong từng giai đoạn.
- Logging: Tất cả các sự kiện bảo mật đều được ghi lại chi tiết.
- Microservice: Chia hệ thống lớn thành những thành phần nhỏ hơn, dễ dàng quản lý.
- Communication: Nhóm kết hợp có thể dễ dàng liên lạc với nhau, đảm bảo mỗi bước của quy trình được quản lý đầy đủ. Các bước quan trọng không bị bỏ sót.
>> Có thể bạn quan tâm: DCMA là gì? Tại sao các doanh nghiệp nên đăng ký DCMA?
DevSecOps hoạt động như thế nào?
Quy trình hoạt động của DevSecOps cơ bản:
- Nhà phát triển tạo code trong Management Control System (MCS).
- Nhà phát triển khác lấy code từ MCS và thực hiện phân tích Static Code để xác định lỗi hoặc lỗ hổng bảo mật bất kỳ nào.
- Tiếp theo, một môi trường được tạo ra để triển khai ứng dụng và các cấu hình bảo mật cho hệ thống.
- Kế tiếp, bộ tự động hóa thử nghiệm được thực thi dựa trên ứng dụng mới được triển khai, bao gồm back-end, UI, tích hợp, kiểm tra bảo mật và API.
- Sau khi vượt qua các bài kiểm tra này, ứng dụng sẽ được triển khai tới môi trường sản xuất.
- Môi trường sản xuất được theo dõi liên tục để xác định bất kỳ mối đe dọa bảo mật nào đối với hệ thống.
Ứng dụng của DevSecOps trong các ngành
DevSecOps rất quan trọng trong môi trường kinh doanh ngày nay để giảm thiểu các cuộc tấn công mạng. Bằng việc triển khai các biện pháp bảo mật sớm và thường xuyên, DevSecOps được ứng dụng cho các ngành như:
- Chính phủ: Ứng dụng quản lý thông tin chính phủ nhạy cảm với nhiều thông tin, và là mục tiêu của các cuộc tấn công mạng độc hại. Bằng cách tăng cường bảo mật với DevSecOp, tình trạng bị tin tặc tấn công sẽ giảm đáng kể.
- Chăm sóc sức khỏe: DevSecOps đang trở thành tiêu chuẩn hàng đầu cho thiết kế ứng dụng chăm sóc sức khỏe. Mô hình này đảm bảo quyền riêng tư và bảo mật dữ liệu của bệnh nhân theo các quy định HIPAA.
- Tài chính, bán lẻ và thương mại điện tử: DevSecOps giúp đảm bảo 10 rủi ro bảo mật ứng dụng web hàng đầu của OWASP được giải quyết và duy trì quyền riêng tư dữ liệu. Đồng thời, mô hình còn giúp tuân thủ bảo mật dữ liệu PCI DSS cho các giao dịch giữa người tiêu dùng, nhà bán lẻ, dịch vụ tài chính,…
- Các thiết bị chuyên dụng dành cho người tiêu dùng và IoT: DevSecOps cho phép các nhà phát triển viết code an toàn. Điều này nhằm giảm thiểu sự xuất hiện của 25 lỗi phần mềm nguy hiểm nhất theo CWE.
Kết luận
Trên đây là những kiến thức về DevSecOps – mô hình được tích hợp các phương pháp bảo mật trong vòng đời phát triển của phần mềm. Hy vọng đến đây bạn đã hiểu được DevSecOps là gì, lợi ích của nó và các thành phần cơ bản,…
Để đọc thêm các bài viết hữu ích hơn nữa về chủ đề công nghệ, hãy ghé thăm BKNS thường xuyên bạn nhé.
[mautic type=”form” id=”6″]
Tham khảo thêm các bài viết hữu ích khác:
Website là gì và tổng quan về nó?
Tiêu chí của một website chuẩn SEO là gì?
Giao diện website gồm những thành phần nào?