Phần mềm hệ thống là gì? Sự khác biệt với phần mềm ứng dụng
Thịnh Văn Hạnh 25/10/2022 1641 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Để có thể hoạt động được, máy tình của bạn sẽ luôn cần có những phần mềm hệ thống. Vậy phần mềm hệ thống là gì, vai trò của phần mềm hệ thống là gì và nó khác với phần mềm ứng dụng như thế nào? Hãy đọc bài viết hôm nay của BKNS để giải đáp tất cả những thắc mắc này.
Tóm Tắt Bài Viết
Phần mềm hệ thống là gì?
Phần mềm hệ thống, hiểu một cách đơn giản là một tập hợp các chương trình được sử dụng để quản lý tài nguyên của máy tính và các thiết bị được kết nối trực tiếp với máy tính của bạn. Từ đó, người dùng và phần mềm ứng dụng có thể tương tác hiệu quả với phần cứng của máy tính.
Phần mềm hệ thống là gì?
Nói theo cách khác, phần mềm hệ thống có thể hiểu là phần mềm được thiết kế để cho phép người dùng giao tiếp với phần cứng hoặc phần mềm ứng dụng hiện có trên máy tính của người dùng. Thuật ngữ phần mềm hệ thống bao gồm tất cả các công cụ phát triển phần mềm như trình biên dịch, trình liên kết và trình gỡ lỗi.
Phần mềm hệ thống bao gồm những loại nào?
Sau khi tìm hiểu khái niệm BKNS có thể giúp bạn tìm hiểu thêm về các loại phần mềm này. Phần mềm hệ thống hiện nay được chia thành hai loại phổ biến cơ bản: hệ điều hành và phần mềm điều khiển thiết bị. Cụ thể:
Hệ điều hành thiết bị
Hệ điều hành là phần mềm hệ thống rất quan trọng giúp quản lý các thiết bị phần cứng và các tài nguyên phần mềm khác nhau trên máy tính của bạn.
Nói cách khác, hệ điều hành là cầu nối trung gian cho phép người dùng giao tiếp trực tiếp với phần cứng trên máy tính của mình. Từ đó, một số công việc có sử dụng các ứng dụng có sẵn trên máy tính tạo môi trường giúp người dùng phát triển ứng dụng dễ dàng hơn.
Hệ điều hành thiết bị
Hiện tại, hệ điều hành không chỉ giới hạn trên máy tính mà còn được mở rộng và áp dụng cho nhiều thiết bị di động thông minh khác nhau. Một số hệ điều hành phổ biến có thể kể đến như như Microsoft Windows, Mac OS, Windows Phone, Windows Phone, Android, iOS.
Phần mềm điều khiển thiết bị (Driver)
Loại phần mềm hệ thống tiếp theo là trình điều khiển thiết bị. Vậy điều khiển thiết bị phần mềm hệ thống là gì? Được biết, phần mềm điều khiển thiết bị hay còn gọi là trình điều khiển(Driver), nó được coi là cầu nối giữa phần mềm và phần cứng. Nó giúp tạo ra sự tương tác giữa các chương trình máy tính, hệ điều hành với các ứng dụng khác nhau hoặc với một thiết bị phần cứng nhất định.
Nói một cách đơn giản hơn, phần mềm điều khiển thiết bị cho phép phần cứng máy tính hiểu được chương trình và giao tiếp với nhau. Nhờ đó, chúng ta có thể thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn.
Phần mềm điều khiển thiết bị
Loại phần mềm này cũng giống như các chương trình máy tính khác, luôn được cập nhật và chứa các gói dịch vụ để giúp sửa lỗi hoặc thêm các tính năng mới. Do đó mà phần mềm điều khiển thiết bị cũng rất cần được cập nhật thường xuyên để có thể hoàn thành tốt vai trò của mình cũng như phát huy tác dụng tốt nhất.
Sự khác biệt giữa phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống
Dưới đây là một số những khác biệt cơ bản của hai phần mềm này:
Cách sử dụng
Sự khác biệt đầu tiên giữa phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống là cách nó được sử dụng. Cụ thể:
- Phần mềm hệ thống: Được sử dụng để quản lý và điều khiển phần cứng và một số phần mềm ứng dụng khác được cài đặt trực tiếp trên máy tính để sử dụng. Nói cách khác, phần mềm hệ thống có thể được sử dụng để quản lý cũng như điều khiển các phần mềm ứng dụng.
- Phần mềm ứng dụng: Điểm khác biệt giữa phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống là thực hiện các công việc chi tiết và cụ thể dựa trên các ứng dụng do chính họ tạo ra và thiết kế. Điều này cũng có nghĩa là nó sẽ không thể thực hiện các tác vụ nằm ngoài phạm vi ứng dụng của chính nó.
Sự khác biệt giữa cách sử dụng của hai loại phần mềm
Cách cài đặt
Sự khác biệt tiếp theo giữa phần mềm ứng dụng và phần mềm hệ thống là cách nó được cài đặt. Cụ thể:
- Phần mềm hệ thống: Với nền tảng này, nói chung nó sẽ được cài đặt trực tiếp cùng lúc với hệ điều hành trên máy tính. Để sử dụng máy tính, cần phải cài đặt phần mềm hệ thống trực tiếp trên máy tính hoặc trên thiết bị di động ngay sau khi sản xuất xong để máy có thể hoạt động hiệu quả ngay khi đến tay người dùng.
- Phần mềm ứng dụng: Phần mềm này chỉ được cài đặt nếu người dùng có nhu cầu sử dụng. Ví dụ: nếu bạn cần phần mềm hỗ trợ quản lý thiết bị gia dụng, bạn chỉ cần tải xuống ứng dụng quản lý thiết bị gia dụng trên thiết bị của mình. Khi bạn hoàn thành nhu cầu của mình, bạn có thể giữ nó trong thiết bị của mình hoặc xóa nó đi tùy ý.
Một số ví dụ về phần mềm hệ thống là gì?
Một số ví dụ đơn giản như trên hệ điều hành macOS, các ứng dụng như trình tìm kiếm Safari, hay các công cụ tính toán như Máy tính, Nhạc, hay Ảnh…là các phần mềm hệ thống đã được nhà sản xuất cài đặt mặc định trên các thiết bị laptop của họ.
Một số ứng dụng trên macOS
Tương tự như vậy, các loại máy tính chạy hệ điều hành Windows cũng có các phần mềm hệ thống như: Trình duyệt web Internet Exploer, phầm mềm giải nén, hay phần mềm dọn rác…
Tầm quan trọng của phần mềm hệ thống là gì?
Phần mềm hệ thống là một tập hợp các chương trình hỗ trợ hoạt động của máy tính. Bằng cách hỗ trợ các tác vụ cơ bản như nhập, xuất và lưu trữ dữ liệu, v.v., các nền tảng này cho phép các nhà phát triển ứng dụng tập trung vào các tác vụ cụ thể mà phần mềm của họ cần thực hiện.
Lời kết
Như vậy, qua bài viết trên đây, hy vọng những chia sẻ của BKNS sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn phần mềm hệ thống là gì? Từ đó cũng hiểu hơn sự khác biệt giữa phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng.
Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết. Có thể bạn cũng quan tâm đến:
Đổi DNS Google 8.8.8.8 cho máy tính và điện thoại