Cách khắc phục lỗi 504 gateway time-out nhanh, đơn giản
Thịnh Văn Hạnh 02/12/2019 1739 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Lỗi 504 gateway time-out là lỗi gì? Có những cách nào để khắc phục lỗi 504 gateway time-out? Đọc ngay bài chia sẻ sau đây của BKNS để có thông tin chi tiết và hướng cách khắc phục lỗi này .
Tóm Tắt Bài Viết
1. Lỗi 504 gateway time-out là lỗi gì?
504 gateway time-out là lỗi mà máy chủ (server) trả về khi nó không thể thực hiện được một yêu cầu nào đó do lỗi một trong các HTTP Status Codes. Lỗi này thường ít xảy ra hơn so với lỗi 502 bad gateway error hoặc 500 internal server error. Nếu truy cập Browsing trên internet chắc không ít người dùng đã từng gặp phải lỗi 504 gateway time-out.
Thông thường, lỗi liên quan đến server được nhận biết khi HTTP Status Codes bắt đầu bằng số “5”. Khi server bị mất liên lạc trong quá trình giao tiếp với nhau và không thể hoàn tất yêu cầu sẽ xuất hiện lỗi 504 gateway time-out. Server không nhận được phản hồi từ proxy hay server gateway khác, tức là, server không thể thực hiện yêu cầu trong giới hạn nhất định về thời gian.
Lỗi này hiển thị bên trong cửa sổ trình duyệt internet dưới nhiều dạng khác nhau như:
- 504 Gateway Timeout Nginx
- Gateway Timeout Error
- HTTP Error 504 – Gateway Timeout
- 504 Gateway Time-out
- 504 Error
- Gateway Timeout (504)
2. Cách khắc phục lỗi
2.1 Tải lại trang/Refresh website
Rất có thể máy chủ nhận được nhiều yêu cầu hơn bình thường nên không thể xử lý kịp. Đầu tiên, để fix lỗi 504 gateway time-out bạn chờ vài phút rồi tải lại trang (Refresh website). Trong khoảng thời gian đó, sử dụng công cụ kiểm tra website xem có bị Down hay không. Nếu website vẫn hoạt động bình thường thì lỗi là do máy Local chứ không phải do máy chủ.
2.2 Sử dụng Browser khác
Nếu lỗi 504 gateway time-out vẫn xuất hiện mà website hoạt động Up/Active thì bạn nên thử dùng một trình duyệt khác. Mở Incognito Mode hoặc xóa Cache là một cách giúp xử lý lỗi có liên quan đến Browser đang sử dụng.
2.3 Flush DNS
Lỗi trên đôi khi cũng có thể xuất phát từ việc DNS Cache bị sai hay quá cũ. Nếu nguyên nhân đúng là như vậy thì việc khắc phục cũng khá đơn giản. Bạn chỉ cần Flush DNS là được. Tuy nhiên, cần chú ý cách xóa Cache DNS trong mỗi hệ điều hành là khác nhau. Đổi tạm thời DNS server thành Google Public DNS để có thể xử lý lỗi HTTP Status Code nếu nguyên nhân bắt nguồn từ DNS.
2.4 Kiểm tra lại việc tải trang trên thiết bị khác
Nếu bạn sử dụng điện thoại di động để truy cập website bằng 4G thì nên thử truy cập lại website bằng thiết bị khác và trên một đường mạng khác. Trường hợp truy cập bình thường có nghĩa là vấn đề do thiết bị bạn dùng truy cập website chứ không phải do máy chủ.
2.5 Kiểm tra Error Log
Cập nhật hoặc website mới thay đổi cũng có thể là nguyên nhân gây nên lỗi 504 gateway time-out. Đây là nguyên nhân có thể khắc phục đơn giản, người dùng có thể áp dụng cách thêm 3 dòng sau vào file wp-config.php:
Define( ‘WP_DEBUG’, true ); Define( ‘WP_DEBUG_LOG’, true ); Define( ‘WP_DEBUG_DISPLAY’, false );
=> Lưu các thông tin vào file wp-contents/debug.log
2.6 Kiểm tra Plugin
Plugin lỗi thời hoặc không tương thích là một trong những nguyên nhân gây nên lỗi 504 gateway time-out. Thực hiện việc vô hiệu hóa Plugin sẽ giúp bạn biết lỗi có liên quan đến Plugin hay không.
Vô hiệu hóa Plugin WordPress khá đơn giản, chỉ cần đến thư mục wp-content sau đó đổi Folder Plugin thành tên khác là được. Tiếp theo, xác định chính xác Plugin gây lỗi bằng cách đổi tên ngược lại với tên vừa đổi trước đó. Thực hiện vô hiệu hóa theo thứ tự từng Plugin.
2.7 Kiểm tra CDNs
Kiểm tra CDN nếu bạn sử dụng nó để tăng tốc nội dung, có thể lỗi 504 gateway time-out bắt nguồn từ đây. Khả năng do CloudFlare hoạt động như một CDN và giảm tấn công DDoS. Nếu lỗi này là do CloudFlare thì nên liên hệ với nhà cung cấp để được hỗ trợ. Nếu vô hiệu hóa CloudFlare, bạn chờ vài giờ để DNS được quảng bá.
2.8 Điều chỉnh cấu hình máy chủ
Điều chỉnh server và nâng cấp một số tài nguyên nếu bạn đang dùng VPS Hosting.
Đối với máy chủ Apache
- Vào File http.conf => tăng thời gian Timeout mặc định lên
- Vào File php.ini => tăng giới hạn max_execution _time
- Lưu lại thay đổi
- Khởi động Apache
- Kiểm tra lại xem còn lỗi 504 gateway time-out nữa hay không?
Đối với máy chủ Nginx
- File /etc/nginx/conf.d/timeout.conf => tăng giới hạn của các giá trị:
- Proxy_connect_timeout 600
- Proxy_send_timeout 600
- Proxy_read_timeout 600
- Send_timeout 600
- Trong File php.ini => tăng giới hạn max_execution_time
- Lưu lại và khởi động Nginx
- Thử truy cập lại website
2.9 Liên hệ với nhà cung cấp Hosting
Nếu đã thử các cách trên mà vẫn còn lỗi 504 gateway time-out nên liên hệ với nhà cung cấp Hosting. Mô tả chi tiết quy trình khắc phục và cung cấp thông tin liên quan để nhân viên kỹ thuật có thể tiến hành hỗ trợ nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Như vậy, 504 gateway time-out là lỗi mà máy chủ trả về khi nó không thể thực hiện được một yêu cầu nào đó do lỗi một trong các HTTP Status Codes. Bạn hãy thử các cách khắc phục mà BKNS hướng dẫn trên đây, nếu vẫn xuất hiện lỗi hãy liên hệ ngay với đội ngũ hỗ trợ kỹ thuật của nhà cung cấp Hosting. Công ty Cổ phần giải pháp mạng Bạch Kim là đơn vị cung cấp dịch vụ công nghệ thông tin và giải pháp mạng chất lượng, giá cả phải chăng. Đặc biệt, dịch vụ hỗ trợ khách hàng của công ty luôn làm khách hàng hài lòng, kể cả những khách hàng khó tính nhất.
Truy cập website bkns.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều nhiều bài viết hữu ích khác liên quan đến thiết kế, quảng cáo và dịch vụ lưu trữ website nhé!
>> Bạn có biết:
- [Hướng dẫn] Sửa lỗi 403 forbidden nhanh, đơn giản
- Cách sửa lỗi Eror establishing a database connection đơn giản