Tóm Tắt Bài Viết
- 1 Tư vấn chọn tên miền đẹp
- 2 Vậy tiêu chí lựa chọn tên miền đẹp là gì?
- 2.1 1. Tên miền ngắn gọn
- 2.2 2. Tên miền phải dễ nhớ, dễ hình dung
- 2.3 3. Tên miền phải dễ đọc để có thể bảo hộ
- 2.4 4. Tên miền thương hiệu
- 2.5 5. Tên miền từ khóa sản phẩm công ty bạn
- 2.6 6. Tên miền không chứa số hoặc ký tư gạch ngang
- 2.7 7. Chọn tên miền không gây nhầm lẫn
- 2.8 8. Nối thương hiệu hoặc thêm từ phổ biến
- 2.9 9. Phần mở rộng phổ biến (đuôi tên miền)
- 2.10 10. Chọn tên miền tốt cho SEO
Tư vấn chọn tên miền đẹp
Nếu bạn chưa biết nhiều về chọn tên miền thì bạn có thể xem bài tên miền là gì?
Thời đại công nghệ thông tin phát triển cực nhanh như ngày nay thì vấn đề tên miền cực kỳ quan trọng.
Theo quy tắc ai đăng ký trước được cấp trước và phù hợp với chính sách tổ chức quốc tế ICANN hoặc tùy từng quốc gia như Việt Nam là VNNIC
Tên miền được ví như bất động sản online, một tên miền đẹp có thể gây ấn tượng cho khách hàng của bạn ngay lần đầu tiên.
Ví dụ: Khách hàng sẽ rất thích mua hàng tại trang web có tên miền như Amazon.com, còn nếu họ vào tên miền là a-ma-zon01.biz thì họ sẽ phải suy nghĩ đắn đo đấy.
Ngành kinh doanh đầu tư tên miền đang cực kỳ phát triển tại Việt Nam, có nhưng tên miền được mang ra đấu giá hàng triệu đô như : Business.com 7,5 triệu đô.
Thefacebook.com mua lại fb.com, facebook.com với giá 8,5 triệu đô để phát triển mạng xã hội mạnh như bây giờ.
Vậy tiêu chí lựa chọn tên miền đẹp là gì?
1. Tên miền ngắn gọn
Ngày nay nếu bạn muốn có tên miền ngắn gọn khoảng 4 ký tự .com thì hầu như đã bị đăng ký hết, tuy nhiên không phải không còn, đặc biệt là phần mở rộng .vn hay .com.vn
Ví dụ tên miến ngắn gọn như: on.com, net.com … Hay bkns.vn, bkweb.vn chẳng hạn.
Khi có được tên miền ngắn sẽ cực kỳ dễ nhớ, và tiết kiệm tối đa ngân sách làm marketing cho bạn.
2. Tên miền phải dễ nhớ, dễ hình dung
Khi bạn làm marketing đến với khách hàng mà khách hàng chưa có nhu cầu ngay, sau một thời gian họ chợt muốn mua sản phẩm của bạn nhưng lại quên mất tên miền của bạn thì bạn đã mất đi những vị khách đó rồi.
Bạn sẽ dễ dàng để nhớ các tên như: Phim.com, Nhac.vn …
Nếu tên miền khó phát âm hoặc khó nhớ thì hãy chọn tên miền khác.
Những tên miền ngộ nghĩnh thì cũng dễ nhớ như: Alibaba.com, Obama.com
3. Tên miền phải dễ đọc để có thể bảo hộ
Bạn đọc tên miền VnExpress thế nào?, nhiều người sẽ đọc là “Vi En X Pét” , “Vê Nờ X Pờ Rét” dẫn đến tính truyền miệng khó khăn hơn so với một số tên miền dễ đọc như: Net.com, Tin.net, Bkns.vn
4. Tên miền thương hiệu
Đặt tên miền theo tên doanh nghiệp bạn là một sự lựa chọn quá tuyệt vời
Bạn có thể đặt theo tên viết tắt hoặc nếu tên doanh nghiệp bạn ngắn thì có thể lấy luôn tên đó để đặt tên miền.
Ví dụ: Công ty Apple có tên miền là: Apple.com
“Bạch Kim Network Solution” sử dụng tên viết tắt để đặt tên miền là: Bkns.vn
5. Tên miền từ khóa sản phẩm công ty bạn
Đặt tên miền theo sản phẩm mà doanh nghiệp bạn cung cấp
Ví dụ: Công ty Cocacola có sản phẩm là Cocacola và tên miền là Cocacola.com
6. Tên miền không chứa số hoặc ký tư gạch ngang
Ví dụ: Bạn có trang phim-1.com thì người khác có thể mua phim-2.com hoặc rất dễ đọc hoặc viết nhầm thành: phimmot.com hoặc phim1.com
Một số trường hợp ngoại lệ khi tên miền mong muốn của bạn không còn thì bạn vẫn có thể sử dụng chèn số như: 24h, 360, 365, 247, 5s, 123 … Nhưng mà hãy hạn chế nhất có thể.
7. Chọn tên miền không gây nhầm lẫn
Bạn có thể bị kiện nếu đăng ký tên miền gây nhầm lẫn với một thương hiệu đã được đăng ký bảo hộ nào đó.
Một tên miền tốt là tên miền không gây nhầm lẫn với tên miền sẵn có.
Ví dụ: Cực khó cho bạn nếu bạn đang để Vietkey viết tên miền ngoisao.net, bạn sẽ viết thành ngóiao.net
Tên miền càng dài và càng phức tạp thì càng nhiều khả năng bị viết sai. Nếu tên miền của doanh nghiệp bạn dài hoặc rắc rối thì bạn sẽ mất đi nhiều khách hàng tiềm năng.
8. Nối thương hiệu hoặc thêm từ phổ biến
Bạn có thể nối những từ phổ biến như: 24h, 365, Online, Net, 123, Hot, I, E… khi tên miền đẹp của bạn đã bị mua mất.
Ví dụ: bạn muốn tên miền Vietnam.vn mà không còn nữa thì bạn có thể ghép thành: Vietnam24h.vn
Hoặc ghép thương hiệu bạn vào như: BKVietnam.com chẳng hạn.
9. Phần mở rộng phổ biến (đuôi tên miền)
Xem bài: Ý nghĩa phần mở rộng tên miền quốc tế và các quốc gia
Nếu doanh nghiệp bạn hoạt động quốc tế thì nên ưu tiên chọn .Com .Net .Org
Nếu doanh nghiệp bạn chủ yếu hoạt động ở Việt Nam thì ưu tiên .Vn .Com.vn
hoặc bạn làm về giáo dục thì bạn sẽ mua tên miền có phần mở rộng .Edu.vn
10. Chọn tên miền tốt cho SEO
Ngoài những yêu cầu trên thì nếu bạn muốn đưa website lên Top Google (SEO) thì tên miền của bạn cần phải thêm những tiêu chí như:
Tuổi đời tên miền, PA, DA, backlink, không bị vào blacklist của Google …
Trên đây là 10 quy tắc để có được 1 tên miền đẹp như ý, mong rằng bạn áp dụng được cả 10 quy tắc trên để có thể chọn được cho mình 1 tên miền hoàn hảo nhất.
Chúc các bạn thành công !
Kiểm tra xem tên miền đẹp của bạn còn hay không tại nhà đăng ký tên miền hàng đầu Việt Nam BKNS.VN