Mục lục
CloudFlare là dịch vụ DNS mà các bạn quản trị viên website thường quan tâm. Vậy thực chất Cloudflare là gì? Có nên sử dụng CloudFlare không? Bài viết sau của BKNS sẽ hướng dẫn sử dụng cloudflare để bạn có được đáp án chi tiết nhất.
Cloudflare là gì? Có nên sử dụng CloudFlare không?
CloudFlare là một dịch vụ DNS trung gian. Dịch vụ này có chức năng điều phối lưu lượng truy cập giữa server và các client. Tức là, người dùng có thể sử dụng server phân giải tên miền của CloudFlare để phân giải tên miền DNS thay vì truy cập trực tiếp website thông qua server. Do đó, tất cả truy cập với mục đích xem dữ liệu trên website phải qua server của CloudFlare. Khi đó, CloudFlare đóng vai trò của một DNS trung gian.
CloudFlare được các nhà quản trị website tin tưởng bởi nó có rất nhiều chức năng, chẳng hạn:
CloudFlare mang đến sự bảo mật cao cho website
Nhược điểm của CloudFlare là gì?
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì CloudFlare vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
Có nên sử dụng cloudflare
Dù vẫn còn tồn tại một số nhược điểm nhưng CloudFlare vẫn được các nhà quản trị mạng tin tưởng. Lý do bởi hiện nay dịch vụ CloudFlare đã ổn định hơn và được đánh giá tốt hơn trước rất nhiều. CloudFlare đã có hơn 130 Data Center tại các quốc gia trên thế giới. Không ít Data Center được đặt tại các quốc gia gần Việt Nam như Campuchia, Philippines, Hong Kong, Malaysia, Singapore,…
CloudFlare đã phát huy được các ưu điểm vốn có đối với các website sử dụng nó. Các ưu điểm không thể phủ nhận đó là tiết kiệm tài nguyên băng thông, chứng chỉ SSL miễn phí, khả năng bảo mật cao, kho ứng dụng phong phú giúp tối ưu hóa trải nghiệm của người truy cập website.
>> Tìm hiểu thêm: Hướng Dẫn Cài Đặt SSL CloudFlare Miễn Phí Đơn Giản
Bước 1: Đăng ký tài khoản miễn phí bằng cách truy cập đường dẫnhttp://www.cloudflare.com/
Bước 2: Đăng nhập vào tài khoản vừa đăng ký sang khi hệ thống báo bạn đã đăng ký thành công
Bước 3: Màn hình xuất hiện như hình sau:
Bước 4: Thêm địa chỉ website vào CloudFlare Dash. Bạn có thể chọn gói miễn phí hoặc gói nâng cao => Continue và chờ để CloudFlare quét DNS có sẵn tên miền của website
Bước 5: Trỏ cặp Nameserver về CloudFlare và đợi khoảng 1 đến 2 giờ để CloudFlare xác nhận cặp DNS đã trỏ thành công hay chưa.
Để cài đặt Plugin bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Vào phần Plugin
Bước 2: Chọn Add new
Bước 3: Tại mục “Tìm kiếm” gõ CloudFlare
Bước 4: Đợi hệ thống hiển thị danh sách Plugin
Bước 5: Tại CloudFlare chọn Install
Bước 6: Nhấn Active để kích hoạt Plugin
Để sử dụng Plugin Cloudflare, bạn thực hiện như sau:
Bước 1: Vào phần Cài đặt
Bước 2: Chọn Plugin vừa tạo
Bước 3: Đăng nhập vào tài khoản CloudFlare
Bước 4: Tìm mục My Profile tại phần API
Bước 5: Đến mục API Key
Bước 6: Tại dòng Global API Key chọn View API Key
Bước 7: Xuất hiện cửa sổ Pop up
Bước 8: Copy API Key cho website
Bước 9: Quay lại website của mình => đăng nhập với API Key
Bước 10: Tại phần Optimize CloudFlare for WordPress, bạn click vào Apply
Bước 11: Xóa Cache ban đầu bằng cách:
Trong bài viết này, BKNS sẽ hướng dẫn bạn các bước để kích hoạt Flexible SSL. Các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Vào phần Crypto
Bước 2: Tìm mục SSL
Bước 3: Chọn kích hoạt Flexible
Bước 4: Đợi trong khoảng 24 giờ để Cloudflare cài đặt và kích hoạt chứng chỉ Flexible SSL
Bước 5: Khi Cloudflare kích hoạt thành công bạn sẽ thấy phần Status chuyển thành Active Certificate => Truy cập website bằng HTTPS
Nếu bạn muốn tự động chuyển thành HTTPS bạn cần cấu hình thêm. Các bước như sau:
Bước 1: Vào phần Crypto
Bước 2: Tìm mục Always use https
Bước 3: Chuyển sang chế độ “On”
Bài viết đã giúp bạn có được đáp án chi tiết cho câu hỏi CloudFlare là gì, có nên sử dụng cloudflare và hướng dẫn sử dụng cloudflare? Nếu còn băn khoăn hoặc muốn thảo luận cùng BKNS về dịch vụ thiết kế, quảng cáo, lưu trữ website, bạn đừng ngại để lại bình luận bên dưới. Đừng quên truy cập BKNS thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài chia sẻ hữu ích nhé!