Tóm Tắt Bài Viết
Cách phát hiện bị tấn công Internet
Để phát hiện tấn công kỹ thuật, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:
Theo dõi các dấu hiệu của một tấn công kỹ thuật
Các dấu hiệu của một tấn công kỹ thuật có thể bao gồm sự thay đổi trong hành vi hoặc lưu lượng mạng, các thông báo lỗi, các tệp mới được tạo ra trên hệ thống, hoặc các hoạt động không xác định được của người dùng.
Sử dụng phần mềm bảo mật
Các phần mềm bảo mật chuyên dụng như chống vi-rút, firewall, IDS, IPS, hay phần mềm theo dõi lưu lượng mạng có thể giúp phát hiện tấn công kỹ thuật. Phần mềm này cần được cập nhật thường xuyên để giảm thiểu các lỗ hổng bảo mật.
Kiểm tra các tệp và phần mềm được tải xuống
Các tệp và phần mềm được tải xuống từ Internet có thể chứa mã độc và tạo ra các lỗ hổng bảo mật trên hệ thống. Nên kiểm tra kỹ trước khi tải xuống và sử dụng các phần mềm chống vi-rút để quét các tệp trước khi cài đặt.
Giám sát các tài khoản người dùng
Các tài khoản người dùng bị nghi ngờ có thể được giám sát để tìm kiếm các hoạt động bất thường, như đăng nhập vào các tài khoản khác, tạo ra các tệp mới hoặc thay đổi các cấu hình hệ thống.
Xác thực và kiểm tra các ứng dụng và thiết bị kết nối mạng
Các ứng dụng và thiết bị kết nối mạng được sử dụng trên hệ thống cần được xác thực và kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo tính bảo mật. Nên sử dụng các phần mềm quản lý thiết bị để giám sát các thiết bị kết nối mạng và các hoạt động của chúng.
Tuy nhiên, tấn công phi kĩ thuật thường khó phát hiện hơn tấn công kỹ thuật vì chúng tập trung vào các lỗ hổng trong con người và sử dụng kỹ thuật xâm nhập xã hội. Do đó, cần tăng cường ý thức bảo mật cho nhân viên và thực hiện các biện pháp bảo mật toàn diện để giảm thiểu nguy cơ bị tấn công phi kĩ thuật.
Các rủi ro thường gặp khi bị tấn công Internet
Khi bị tấn công Internet, bạn có thể gặp phải một số hậu quả khá nghiêm trọng như:
Mất dữ liệu
Các thông tin về hợp đồng kinh tế, hợp đồng vay vốn, chiến lược kinh doanh, marketing, thậm chí là bảng lương… đều là những thông tin hết sức nhạy cảm và có thể ảnh hưởng đến toàn bộ công ty. Đơn giản hơn,, các dữ liệu về công việc bạn mất bao nhiêu công sức để soạn có thể bị lấy cắp và xóa hết…
Mất niềm tin xã hội
Khi bị tấn công phi kỹ thuật, thông tin nội bộ của một tổ chức bị lộ ra ngoài có thể gây hoang mang dư luận. Doanh nghiệp (ngân hàng, bảo hiểm,…) nắm các thông tin cá nhân quan trọng của khách hàng, khi doanh nghiệp bị tấn công có thể dẫn đến thông tin cá nhân khách hàng bị lộ, khách hàng sẽ không con niềm tin đối với doanh nghiệp. Hoặc bạn là một cá nhân, bạn có thể bị lộ những hình ảnh nhạy cảm, riêng tư, gây mất hình tượng,..
Mất quyền riêng tư
Bị lấy thông tin các nhân như địa chỉ, số điện thoại, thói quen sinh hoạt,… dẫn tới nhiều hệ lụy phiền toái. Nhiều người phàn nàn vì họ liên tục nhận được các cuộc gọi điện thoại “mời chào” cho vay tín dụng, bảo hiểm,… Thậm chí một vài người bị theo dõi và tấn công.
Thất thoát tài chính
Theo IBM, vi phạm gây ra bởi các trục trặc hệ thống và do lỗi của con người khiến các doanh nghiệp thiệt hại lần lượt là 3,5 triệu USD và 3,24 triệu USD.Bên cạnh đó, các tài khoản ngân hàng còn có thể bị rút tiền trực tiếp,…. Các đơn hàng/ tiền có thể bị cố tình gửi nhầm sang địa chỉ mà tội phạm mạng xác định từ trước.
Biện pháp phòng ngừa tấn công Internet
Chính vì sự đa dạng về phương thức, đối tượng, nạn nhân nên tất cả mọi người đều cần phải cảnh giác với tội phạm tấn công Internet, đặc biệt là các cá nhân, tổ chức nắm giữ khối lượng tài chính, thông tin lớn. Dưới đây là một vài lời khuyên của các chuyên gia công nghệ về các cách nâng cao bảo mật:
Các biện pháp dành cho cá nhân
- Cập nhập trang bị các thông tin cần thiết về an ninh.
- Luôn xác nhận liên lạc với người thân, tránh trao đổi thông tin/ tài sản với người lạ.
- Tránh sử dụng nhiều tài khoản cùng một mật khẩu.
- Hạn chế đăng thông tin/ đặc điểm nhận dạng/ lịch trình/ sinh hoạt cá nhân lên mạng xã hội.
- Nên sử dụng tách biệt các tài khoản cá nhân và công việc riêng biệt.
- Giữ bình tĩnh và kéo dài thời gian đề phòng kẻ xấu đánh vào tâm lý làm trước khi nghĩ để lừa đảo.
- Không sử dụng các ứng dụng đòi quyền truy cập cá nhân và không rõ nguồn gốc.
- Tránh sử dụng một mật khẩu cho nhiều tài khoản.
- Nói không với mọi email yêu cầu xác minh tài chính, mật khẩu,..
Các biện pháp kỹ thuật
- Trang bị camera an ninh.
- Cập nhập hệ thống quản lý nghiêm ngặt.
- Phân chia tài khoản, quyền hạn và trách nhiệm rõ ràng đối với các tài khoản mạng xã hội, website, hệ thống.
- Hệ thống đăng nhập nhiều lớp.
- Cập nhật trình duyệt web mới nhất, tránh sử dụng plug-in hoặc add-on không cần thiết.
- Sử dụng phần mềm chặn pop-up (quảng cáo tự động).
- Phần mềm diệt virus uy tín, nếu các doanh nghiệp hoặc tổ chức có thông tin bảo mật nên dùng các phần mềm trả phí.
- Cảnh báo trang web nguy hiểm.
- Câp nhập tự động để vá các lỗ hổng an ninh.
- Duyệt web chế độ ẩn danh.
- Thường xuyên cập nhập tin tức công nghệ, bảo mật…
- Đặt bộ lọc Spam ở mức cao nhất (đối với email).
Kết luận
Trên đây là bài viết BKNS chia sẻ về những rủi ro có thể gặp phải khi đối mặt với tấn công Internet. Qua đó bạn sẽ có ý thức chủ động để phòng ngừa tấn công Internet. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, để lại comment để được giải đáp nhé!
Ngoài ra, BKNS còn cung cấp các dịch vụ giải pháp mạng như: tên miền, máy chủ, SSL và thiết kế website. Xin vui lòng liên hệ qua số điện thoại 1900.63.68.09 hoặc “kinhdoanh@bkns.vn” để được tư vấn.
Thường xuyên ghé bkns.vn để tham khảo các bài viết liên quan đến công nghệ thông tin nhé!
>>> Đọc thêm: