VoIP là gì? Giải pháp VoIP phù hợp với đối tượng nào?
Thịnh Văn Hạnh 28/04/2020 1502 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Công nghệ VoIP ra đời và phát triển nhanh chóng ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Thiết lập một hệ thống hỗ trợ khách hàng hay tổng đài VoIP là nhu cầu cần thiết của các doanh nghiệp Việt Nam. Trong bài viết này, BKNS sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi VoIP là gì? Ưu nhược điểm của hệ thống VoIP? Giải pháp VoIP phù hợp với đối tượng nào?
Tóm Tắt Bài Viết
- 1 1. VoIP là gì?
- 2 2. Dịch vụ VoIP là gì?
- 3 3. VoIP hoạt động như thế nào?
- 4 4. Phân loại công nghệ VoIP
- 5 5. Ưu nhược điểm của VoIP là gì?
- 6 6. Hệ thống VoIP gồm những thành phần nào?
- 7 7. Giải pháp VoIP phù hợp với đối tượng nào?
- 8 8. Ứng dụng thực tế của VoIP là gì?
- 9 9. Bảo mật hệ thống VoIP như thế nào?
1. VoIP là gì?
VoIP là công nghệ truyền âm thanh qua IP qua mạng Giao thức Internet (IP), như Internet. Giải pháp VoIP giúp doanh nghiệp có thể thực hiện cuộc gọi thoại hoàn toàn miễn phí giữa các chi nhánh. VoIP cho phép thực hiện cuộc gọi đến các mạng PSTN hay IP với mức cước tiết kiệm.
Công nghệ VoIP ra đời nhằm thay thế công nghệ truyền thoại cũ. Thay vì dùng chuyển mạch kênh, VoIP sử dụng công nghệ chuyển mạch gói – các gói tin được đóng và truyền quan môi trường Internet hay mạng LAN.
2. Dịch vụ VoIP là gì?
Dịch vụ VoIP là dịch vụ ứng dụng giao thức IP, bao gồm số hóa tín hiệu tiếng nói, nén tín hiệu số, chia nhỏ gói khi cần, truyền gói tin đến nơi nhận thông qua mạng, lắp ráp gói tin theo đúng thứ tự của bản tin và giải mã tín hiệu.
3. VoIP hoạt động như thế nào?
Khi nói vào microphone hay ống nghe, giọng nói sẽ tạo ra tín hiệu điện từ (tín hiệu Analog). Tín hiệu này được chuyển thành tín hiệu số nhờ thuật toán đặc biệt. Với VoIP phone hay Softphone, nếu dùng điện thoại Analog thông thường sẽ cần một TA (Telephony Adapter). Giọng nói sẽ được số hóa, đóng vào gói tin và gửi qua mạng IP.
Lấy mẫu, lượng tử hóa, mã hóa và nén giọng nói là 4 bước của một quá trình số hóa tín hiệu Analog. Các kỹ thuật được dùng trong quá trình số hóa gồm:
- Ghép kênh – Multiplexing
- Ghép kênh phân chia theo thời gian – TDM
- Ghép kênh phân chia theo tần số – FDM
- Điều chế theo mã – PCM
4. Phân loại công nghệ VoIP
4.1 VoIP với phần cứng
Đối với doanh nghiệp, phương pháp sử dụng VoIP thông dụng nhất là với phần cứng (điện thoại). Với điện thoại Analog, VoIP không thể truyền giọng nói qua internet được mà cần có một Analog Telephone Adapter để chuyển đổi tín hiệu điện thoại thành tín hiệu số.
Còn đối với điện thoại kỹ thuật số, bạn không cần mua Analog Telephone Adapter mà chỉ cần cắm trực tiếp điện thoại vào cổng Ethernet hỗ trợ mạng. Khi đó, điện thoại sẽ giao tiếp từ mạng internet đến VoIP mà bạn đã đăng ký.
4.2 VoIP với phần mềm
Cách tiết kiệm nhất khi sử dụng cùng phần mềm VoIP đó là kết nối tai nghe có micro với máy tính. Bên cạnh đó, rất nhiều ứng dụng VoIP có thể thực hiện các cuộc gọi thoại tiêu chuẩn như Google Hangouts, Google Voice, Skype, Jabber,…
5. Ưu nhược điểm của VoIP là gì?
5.1 Ưu điểm của VoIP
- Chi phí lắp đặt và vận hành thấp
- Nhiều tùy chọn tương thích với điện thoại di động
- Tích hợp với nhiều dịch vụ đám mây
- Dễ dàng thực hiện các cuộc gọi thoại
- Không giới hạn cuộc gọi ra vào trong cùng một thời điểm
- Chức năng IVR như ghi âm cuộc gọi vào Voicemail, lời chào thoại
- VoIP cho phép tạo nhóm và đổ chuông theo nhóm
- Miễn phí cuộc gọi giữa các chi nhánh
- Chuyển cuộc gọi liên tỉnh/đường dài thành nội hạt
- Cài đặt hệ thống SIP trên di động, từ di động có thể dùng đầu số bàn để gọi hoặc miễn phí số nội bộ công ty, doanh nghiệp
- Ghi âm và quản lý cuộc gọi
- Khả năng cung cấp thông tin tự động
- Biên tập thông tin kịch bản/âm thanh
- Thống kê và báo cáo dịch vụ,…
5.2 Nhược điểm của VoIP
- Kỹ thuật nén tín hiệu của VoIP phức tạp như yêu cầu tỷ số nén lớn, có khả năng tạo thông tin của gói đã bị thất lạc, khả năng suy đoán, tốc độ xử lý của các bộ codec phải nhanh,…
- Do có rất nhiều dịch vụ và loại máy tính cùng sử dụng một cơ sở hạ tầng nên thông tin của người dùng không được đảm bảo an toàn
6. Hệ thống VoIP gồm những thành phần nào?
Hệ thống VoIP gồm 3 thành phần chính sau đây:
- Server (máy chủ tổng đài VoIP) hoạt động trên nền hệ điều hành Linux hoặc Windows
- Thiết bị đầu cuối có thể là điện thoại VoIP, Analog, Softphone, Wifi phone, Headphone & Microphone
- Thiết bị Voice Gateway là thiết bị giao tiếp trung gian giữa máy chủ tổng đài và tín hiệu PSTN
7. Giải pháp VoIP phù hợp với đối tượng nào?
Giải pháp VoIP thích hợp với những đối tượng sau đây:
- Hệ thống ngân hàng
- Công ty, doanh nghiệp có nhiều chi nhánh
- Trung tâm chăm sóc khách hàng
- Trung tâm đào tạo có nhiều chi nhánh
- Trung tâm thương mại
- Hệ thống siêu thị
- Resort, khách sạn
- Hệ thống cho thuê cao ốc, văn phòng, office
8. Ứng dụng thực tế của VoIP là gì?
8.1 Ứng dụng OTT
Ứng dụng OTT là ứng dụng video và âm thanh được cấp trên nền tảng internet mà không cần thông qua bất kỳ nhà cung cấp nào. Hầu hết ứng dụng này đều sử dụng công nghệ VoIP để thực hiện cuộc gọi:
- Zalo
- Viber
- Telegram
- Skype
8.2 Softphone, điện thoại & tổng đài VoIP
Bên cạnh OTT thì công nghệ VoIP còn được ứng dụng trong hệ thống VoIP gồm điện thoại VoIP, thiết bị đầu cuối Gateway và phần mềm Softphone.
9. Bảo mật hệ thống VoIP như thế nào?
- Thường xuyên nâng cấp phần mềm để ngăn chặn tốt hơn các cuộc tấn công thông qua lỗ hổng bảo mật
- Sử dụng phần mềm chống virus để có thể nhận biết và bảo vệ máy tính. Tuy nhiên, bạn cần thường xuyên cập nhật phiên bản tốt nhất bởi kẻ tấn công luôn tìm cách cho ra các loại virus mới
- Tận dụng các tùy chọn bảo mật được nhà cung cấp tích hợp sẵn trong hệ thống
- Cài đặt tường lửa để ngăn chặn các kiểu xâm nhập trái phép vào hệ thống
>> Tìm hiểu thêm:
- Tổng đài IP là gì? Tại sao nên chọn tổng đài IP?
- Tổng đài Analog là gì? Phân biệt tổng đài điện thoại Analog và IP
- Asterisk là gì? Tính năng, ưu nhược điểm của Asterisk
Bài viết giúp bạn có được đáp án chi tiết cho câu hỏi VoIP là gì? Hãy để lại bình luận nếu bạn muốn BKNS giải đáp về dịch vụ thiết kế, quảng cáo, lưu trữ website và giải pháp mạng. Truy cập bkns.vn thường xuyên để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích khác nhé!
Nguồn: BKNS