Mục lục
Đối với những nhà quản trị website thì PhpMyAdmin đã là một công cụ quá quen thuộc. Tuy nhiên đối với những người mới làm quen với MySQL thì đây lại là một thứ mới mẻ. Hiểu được điều này, trong bài viết dưới đây BKNS sẽ gửi đến bạn những thông tin về PhpMyAdmin là gì? Ưu nhược điểm của PhpMyAdmin để bạn tham khảo thêm.
PhpMyAdmin là gì?
PhpMyAdmin là 1 công cụ với mã nguồn mở được tạo ra bằng ngôn ngữ PHP nhằm mục đích giúp người sử dụng quản trị cơ sở dữ liệu của MySQL qua 1 trình duyệt web. Bên cạnh, đây cũng chính là 1 công cục quản trị MySQL được dùng bởi nhiều người trên toàn thế giới ưa chuộng sử dụng, đặc biệt là những nhà quản trị cơ sở dữ liệu và database và administrator.
Thay vì dùng giao diện cửa sổ dòng lệnh với trình duyệt website của minh qua giao diện người sử dụng, PhpMyAdmin có khả năng làm được nhiều thao tác như: quản lý người dùng, phân quyền, thực hiện báo cáo SQL, sửa đổi, tạo hay xóa cơ sở dữ liệu hoặc bản ghi,…
Phần mềm hiện có sẵn trong 64 ngôn ngữ khác nhau, được duy trì bởi The phpMyAdmin Project
Sau khi đã hiểu được phpMyAdmin là gì rồi, chúng ta cùng đi tìm hiểu ưu và nhược điểm của phpMyAdmin nhé!
Nhược điểm của PhpMyAdmin
Hạn chế đầu tiên phải kể đến chính là PhpMyAdmin có hệ thống sao lưu dữ liệu chưa tốt. Chức năng export/import còn một số thiếu sót như là:
Hạn chế thứ 2 là vì đây là 1 công cụ với mã nguồn mở nên cũng có nhược điểm về bảo mật. Nhưng hiện nay có phiên bản PhpMyAdmin đã khắc phục được tạm thời lỗi này. Nhưng để tránh gặp phải rủi ro bạn cũng nên chú ý khi truy cập vào địa chỉ URL của PhpMyAdmin từ các IP cố định.
Phpmyadmin được cài đặt và sử dụng hoàn toàn không mất chi phí
phpMyAdmin khá phổ biến và được cung cấp sẵn trong các gói khi bạn đăng ký Hosting. Bạn có thể mở phpMyAdmin từ Cpanel tại trang quản trị của nhà cung cấp đang sử dụng. Vậy nên bạn sẽ cần đến tài khoản quản trị MySQL để đăng nhập hoặc sử dụng tài khoản Cpanel.
Để vào PhpMyAdmin bạn hãy thực hiện theo những bước sau đây:
Bước 1: Vào cPanel và bạn đăng nhập
Bước 2: Trong phần Quản lý cơ sở dữ liệu ở bên trái, bạn chọn đến đường dẫn để đến Hệ thống quản lý PhpMyAdmin .
Lúc này PhpMyAdmin sẽ được hiện ra ra trong 1 số cửa sổ mới và đăng nhập người dùng vào hệ thống.
Bước 3: Bên trái, PhpMyAdmin sẽ hiển thị những danh sách cơ sở dữ liệu trong tài khoản của bạn.
Bước 4: Nhấp chuột ở tên cơ sở dữ liệu: trên màn hình máy tính sẽ hiển thị thông tin về cấu trúc cơ sở dữ liệu chi tiết trong khung bên trái và những bảng dữ liệu trong danh mục nằm bên trái.
Vậy là bài viết trên BKNS đã gửi đến bạn thông tin PhpMyAdmin là gì và ưu nhược điểm của PhpMyAdmin để bạn hiểu rõ hơn. Nếu bạn còn thắc mắc nào liên quan đến PhpMyAdmin thì bạn có thể để lại bình luận ở dưới bài viết để BKNS hỗ trợ. Đừng quên truy cập BKNS để được biết thêm nhiều thông tin hữu ích khác về giải pháp mạng, hosting,…