DNS Server Là Gì? Chức Năng Và Các Loại DNS Server Phổ Biến
Thịnh Văn Hạnh 01/11/2024 1893 Lượt xem Chia sẻ bài viết
DNS Server là một thuật ngữ vô cùng quan trọng trong lĩnh vực mạng và công nghệ thông tin nói chung. Là một người thường xuyên sử dụng các thiết bị máy tính, có lẽ bạn ít nhiều nghe tới từ này. Nó đóng vai trò không thể thiếu với web server, thiết kế website cùng nhiều lĩnh vực khác nữa.
Nhưng nếu bạn mới bắt đầu tìm hiểu về khái niệm này thì cũng đừng lo lắng. Bài viết này sau đây của BKNS sẽ giải đáp hết mọi thông tin về DNS Server. Cùng theo dõi bài viết bên dưới nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
DNS Server Là Gì?
DNS Server (Domain Name System) hay Máy chủ tên miền là một hệ thống cực kỳ quan trọng trên Internet, đóng vai trò như một cuốn sổ địa chỉ khổng lồ. Thay vì phải nhớ một chuỗi số IP dài ngoằng để truy cập vào một trang web, chúng ta chỉ cần nhập tên miền và DNS Server sẽ tự động chuyển đổi tên miền đó thành địa chỉ IP tương ứng, giúp trình duyệt tìm thấy và hiển thị trang web cho chúng ta.
Chức Năng Của DNS Server
Chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP
-
- Khi bạn nhập một địa chỉ web như
www.google.com
vào trình duyệt, DNS Server sẽ thực hiện việc tìm kiếm và chuyển đổi tên miền này thành một địa chỉ IP (ví dụ:142.250.186.142
). Địa chỉ IP là một dãy số duy nhất xác định vị trí của một thiết bị trên mạng Internet. - Nhờ quá trình chuyển đổi này, máy tính của bạn mới có thể tìm thấy đúng máy chủ lưu trữ trang web đó và hiển thị nội dung lên màn hình.
- Khi bạn nhập một địa chỉ web như
Tăng tính dễ nhớ và sử dụng
-
- Việc ghi nhớ một dãy số dài như địa chỉ IP là rất khó. DNS Server giúp chúng ta sử dụng các tên miền dễ nhớ hơn, như
google.com
,facebook.com
… - Điều này làm cho việc truy cập Internet trở nên thuận tiện và thân thiện với người dùng.
- Việc ghi nhớ một dãy số dài như địa chỉ IP là rất khó. DNS Server giúp chúng ta sử dụng các tên miền dễ nhớ hơn, như
Cải thiện hiệu suất
-
- DNS Server thường lưu trữ một bản sao của các thông tin đã được phân giải. Nhờ đó, khi có nhiều yêu cầu truy cập cùng một trang web, DNS Server có thể trả lời nhanh hơn, giảm thiểu thời gian chờ đợi.
Ví dụ:
Khi bạn muốn xem một video trên YouTube, bạn sẽ nhập địa chỉ www.youtube.com
vào trình duyệt. Sau đó, DNS Server sẽ:
- Nhận yêu cầu từ trình duyệt của bạn.
- Tìm kiếm địa chỉ IP tương ứng với tên miền
www.youtube.com
trong cơ sở dữ liệu của mình. - Trả về địa chỉ IP cho trình duyệt.
- Trình duyệt sử dụng địa chỉ IP này để kết nối đến máy chủ của YouTube và tải video về.
Tóm lại, DNS Server đóng vai trò như một “sổ địa chỉ” khổng lồ của Internet. Nó giúp chúng ta tìm thấy các trang web một cách nhanh chóng và dễ dàng, chỉ bằng cách nhập một tên miền quen thuộc.
Các Loại DNS Server chính
Có khoảng 4 server tham gia vào trong hệ thống phân giải tên miền, bao gồm:
Root Name Servers
Cũng thường được gọi là Name Server. Đây là Server căn bản nhất trong hệ thống cấp bậc của DNS. Root Name Server chính là một thư viện để định hướng tìm kiếm, bất cứ tài liệu gì đều có ở đây.
Theo quy trình thực tế, sau khi nhận yêu cầu từ DNS Recursive Resolver, Root Name Server sẽ phản hồi nó cần tìm trong các top-level domain name servers ( TLD Name Servers) cụ thể nào.
DNS Recursor
DNS Recursor đóng vai trò như một nhân viên cần mẫn, nhận nhiệm vụ lấy và trả thông tin về cho trình duyệt để tìm đúng thông tin mà chúng cần. Nói cách khác, DNS Recursor giúp giữ liên lạc với các Server khác để phản hồi đến trình duyệt người dùng. Tất nhiên trong quá trình lấy thông tin, đôi khi nó cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ của Root DNS Server.
TLD Nameserver
Khi bạn muốn truy cập Google hay Facebook, thường, nếu để ý bạn sẽ thấy phần mở rộng là “.com”. Nó chính là một trong các Top-level Domain. Và Server cho loại Top-level domain này gọi là TLD Nameserver. Đây là nhà quản lý toàn bộ hệ thống thông tin của một phần mở rộng tên miền chung.
Theo trình tự, TLD Name Server sẽ phản hồi từ DNS Resolver, sau đó đến Authoritative DNS Server – hay nơi chứa nguồn dữ liệu chính thức của tên miền đó.
Authoritative Nameserver
Khi DNS Resolver tìm thấy Authoritative Nameserver, việc phân giải tên miền lúc này sẽ diễn ra.
Mặt khác, Authoritative Name Server có chứa thông tin cho biết tên miền đang gắn với địa chỉ nào. Nó cung cấp cho Recursive Resolver địa chỉ IP cần thiết chứa trong danh mục những bản ghi của nó.
Cách thay đổi DNS Server
Ở trên ta có thể thấy các DNS Server đều có mối liên hệ với nhau. Đến đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu cách sử dụng các loại DNS.
Các DNS có tốc độ biên dịch khác nhau, bởi vậy, người dùng có thể tự lựa chọn DNS Server để sử dụng. Bạn cũng có thể sử dụng DNS mặc định của nhà cung cấp dịch vụ Internet. Hoặc dùng Domain Name Server miễn phí hoặc trả phí khác đều ổn. Nhưng khi sử dụng các DNS Server khác, bắt buộc bạn phải thay đổi trong máy tính của mình.
Các bước thay đổi DNS Server trong máy tính
Thay đổi DNS Server trên Windows:
- Mở Control Panel: Tìm kiếm “Control Panel” trong thanh tìm kiếm Windows và mở.
- Mở Network and Sharing Center: Tìm và mở “Network and Sharing Center”.
- Chọn kết nối mạng: Chọn kết nối mạng mà bạn muốn thay đổi DNS (Wi-Fi hoặc Ethernet).
- Properties: Click vào “Properties”.
- Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4): Trong danh sách, tìm và chọn “Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)”, rồi click vào “Properties”.
- Sử dụng địa chỉ DNS sau: Chọn “Use the following DNS server addresses”.
- Nhập địa chỉ DNS: Nhập địa chỉ DNS mới vào các ô “Preferred DNS server” và “Alternate DNS server”. Ví dụ: Để sử dụng Google DNS, bạn nhập 8.8.8.8 vào ô “Preferred DNS server” và 8.8.4.4 vào ô “Alternate DNS server”.
- Lưu lại: Click “OK” để lưu thay đổi.
Thay đổi DNS Server trên macOS:
- Mở System Preferences: Click vào biểu tượng Apple ở góc trên bên trái màn hình, sau đó chọn “System Preferences”.
- Network: Chọn “Network”.
- Chọn kết nối: Chọn kết nối mạng mà bạn muốn thay đổi DNS (Wi-Fi hoặc Ethernet).
- Advanced: Click vào “Advanced”.
- DNS: Chọn tab “DNS”.
- Thêm địa chỉ DNS: Click dấu “+” để thêm địa chỉ DNS mới.
- Lưu lại: Click “OK” để lưu thay đổi.
Thay đổi DNS Server trên điện thoại
- Android: Tìm kiếm “Cài đặt” trên điện thoại, vào mục “Mạng và Internet” -> “Wi-Fi” -> chọn mạng Wi-Fi đang kết nối -> “Quản lý mạng” -> “Tùy chọn nâng cao” -> “Cấu hình IP tĩnh” -> Nhập địa chỉ DNS mới.
- iOS: Tương tự như trên macOS, bạn vào “Cài đặt” -> “Wi-Fi” -> chọn mạng Wi-Fi đang kết nối -> “Quên mạng này” -> Kết nối lại và nhập địa chỉ DNS mới.
Tại Sao DNS Dễ Bị Tấn Công?
Quá trình tên miền được chuyển đổi thành địa chỉ IP, được gọi là phân giải DNS.
Khi ai đó nhập một tên miền nào đó, chẳng hạn www.google.com vào Web Browser, thì trình duyệt sẽ liên hệ với 1 máy chủ tên, để lấy địa chỉ IP tương ứng. Có 2 loại máy chủ tên:
- Máy chủ tên có thẩm quyền: Nơi lưu trữ thông tin đầy đủ về một vùng
- Máy chủ tên đệ quy: Trả lời các truy vấn DNS cho người dùng Internet, đồng thời lưu trữ kết quả phản hồi của DNS trong một khoảng thời gian.
Vấn đề chúng ta cần quan tâm nằm ở bộ máy chủ tên đệ quy.
Khi một máy chủ đệ quy nhận được phản hồi, nó sẽ lưu vào bộ nhớ tạm phản hồi. Nhằm tăng tốc độ của các truy vấn tiếp theo. Ưu điểm của việc lưu trữ là sẽ giảm số lượng yêu cầu thông tin cần thiết. Nhưng đồng thời cũng phát sinh một rủi ro “đáng gờm” là dễ bị tấn công bởi man-in-the-middle, tạm dịch là người trung gian.
Thông qua những điều này, các hacker có thể thao tác:
- Cướp Email
- Can thiệp Voice Over IP ( VoIP )
- Mạo danh các trang web
- Đánh cắp thông tin đăng nhập và mật khẩu
- Trích xuất dữ liệu thẻ tín dụng và một số thông tin mật khác
Đọc thêm: Khắc phục lỗi “không thể phân giải địa chỉ DNS của máy chủ”
Danh Sách DNS Server Việt Nam Phổ Biến Nhất Hiện Nay
Có khá nhiều loại trên thị trường. Dưới đây là danh sách 6 loại DNS phổ biến nhất BKNS tổng hợp cho bạn:
- DNS Google
- DNS OpenDSN
- DNS Cloudflare
- DNS VNPT
- DNS Viettel
- DNS FPT
Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về từng loại DNS dưới đây nhé.
DNS Server Google:
DNS Google là một trong những DNS server được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì tốc độ nhanh và ổn định.
8.8.8.8
8.8.4.4
DNS Server OpenDNS:
208.67.222.222
208.67.220.220
DNS Server Cloudflare:
Cloudflare là một dịch vụ DNS trung gian, giúp điều phối lưu lượng truy cập qua lớp bảo vệ CloudFlare.
1.1.1.1
1.0.0.1
DNS Server VNPT:
203.162.4.191
203.162.4.190
DNS Server Viettel:
203.113.131.1
203.113.131.2
DNS Server FPT:
210.245.24.20
210.245.24.22
Tổng Kết
Mong rằng với những kiến thức trên BKNS đã giúp bạn hiểu được khái niệm DNS Server là gì, chức năng và phân loại các DNS Server phổ biến nhất.
Thường xuyên ghé thăm website chính của BKNS để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và ưu đãi khác nữa bạn nhé.