Cloud Là Gì? Phân Biệt Công Nghệ On Premise Và Cloud
Thịnh Văn Hạnh 30/03/2023 920 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Với nhu cầu lưu trữ và xử lý thông tin số, nhiều nền tảng ra đời nhằm đáp ứng những nhu cầu này của doanh nghiệp. Ở bài viết trước, BKNS đã giới thiệu đến bạn một nền tảng mới On Premise, ưu và nhược điểm của nó trong vận hành doanh nghiệp. Và ở bài viết này, để giúp bạn hiểu rõ hơn về nền tảng này, chúng tôi sẽ so sánh và Phân Biệt Công Nghệ On Premise Và Cloud. Cùng BKNS theo dõi trong bài viết dưới đây nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
Cloud là gì?
Cloud (hay còn gọi là đám mây) là một thuật ngữ để chỉ một mạng lưới các máy tính được kết nối với nhau qua Internet, được sử dụng để lưu trữ và truy xuất dữ liệu, cũng như cung cấp các dịch vụ và ứng dụng thông qua Internet.
Thay vì phải cài đặt và sử dụng các ứng dụng trực tiếp trên máy tính của mình, người dùng có thể truy cập các dịch vụ và ứng dụng thông qua đám mây. Với đám mây, người dùng có thể truy cập và sử dụng các tài nguyên trên một cơ sở có tính linh hoạt cao hơn, không bị giới hạn bởi lưu trữ hay phần cứng, và có thể tùy chỉnh theo nhu cầu sử dụng thực tế của họ.
Các dịch vụ đám mây phổ biến bao gồm lưu trữ đám mây, máy chủ đám mây, dịch vụ phần mềm đám mây, dịch vụ hạ tầng đám mây và nhiều hơn nữa.
Phân Biệt Công Nghệ On Premise Và Cloud
Phương thức triển khai
- • On Premise: công nghệ này cho phép triển khai nguồn tài nguyên trực tiếp vào cơ sở hạ tầng. Doanh nghiệp được phép toàn quyền truy cập, quản lý và kiểm soát cơ sở dữ liệu. Đồng thời, toàn bộ quá trình này sẽ không chịu tác động từ bất kỳ bên thứ 3 nào.
- • Cloud: Công nghệ Cloud cho phép các dữ liệu được lưu trữ trực tiếp trên đám mây điện tử. Thế nên, doanh nghiệp sẽ không chịu trách nhiệm về việc bảo mật, lưu trữ, bảo trì,… Nhà cung cấp sẽ chịu trách nhiệm về các vấn đề bảo mật nói trên. Với ứng dụng Cloud, bạn được cấp tài khoản cũng như tự do truy cập vào dữ liệu với thời gian linh hoạt.
Chi phí thực hiện
- • On Premise: Chi phí bảo trì và chi phí sở hữu thấp hơn mô hình Cloud nhưng đổi lại phí đầu tư về phần cứng, cơ sở hạ tầng sẽ cao hơn.
- • Cloud: Mô hình Cloud được mệnh danh là “mô hình lưu trữ siêu tiết kiệm”. Với Cloud, doanh nghiệp chỉ cần trả phí đối với những tính năng mình cần sử dụng và không cần vốn đầu tư ban đầu. Ví dụ nếu muốn sử dụng ứng dụng lưu trữ ảnh và video trên Cloud, bạn sẽ chỉ cần phải trả phí cho tính năng này.
Khả năng quản lý dữ liệu
- • On Premise: Khi sử dụng phần mềm On Premise, bạn sẽ được truy cập, kiểm soát và quản lý dữ liệu mà không chịu ảnh hưởng từ bên thứ 3. Đồng thời, khả năng quản lý dữ liệu của On Premise đòi hỏi số lượng nhân sự lớn.
- • Cloud: Với công nghệ Cloud, dữ liệu của bạn sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp. Họ sẽ chịu trách nhiệm mã hoá cũng như lưu trữ dữ liệu. Nếu gặp sự cố, nhà cung cấp sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết. So với mô hình On Premise, Cloud không đòi hỏi số lượng IT khổng lồ.
Tính bảo mật
- • On Premise: Công nghệ này có tính bảo mật khá cao vì phần mềm nằm trong cơ sở của doanh nghiệp. Ngoài ra, On Premise được triển khai, điều phối trong giới hạn Internet nhất định. Thế nên, chỉ có đội ngũ nhân sự nội bộ mới được phép quản lý và kiểm soát dữ liệu bảo mật.
- • Cloud: Khi sử dụng Cloud, dữ liệu của doanh nghiệp phục thuộc hoàn toàn vào nhà cung cấp. Vì vậy, để dữ liệu đảm bảo an toàn, doanh nghiệp cần thận trọng trong việc lựa chọn nhà cung cấp uy tín.
Quá trình cập nhật phần mềm
- • On Premise: Doanh nghiệp có thể nâng cấp hoặc tùy chỉnh phần mềm On Premise. Tuy nhiên, quá trình này tương đối phức tạp, khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh lại các chi tiết đã thiết lập từ trước để thuận tiện hơn khi nâng cấp.
- • Cloud: Thông thường, các ứng dụng chạy trên Cloud sẽ tự động cập nhật khi nhà sản xuất cho ra mắt phiên bản mới. Hơn hết, doanh nghiệp sẽ không tốn bất kỳ khoản phí nào trong quá trình nâng cấp sản phẩm.
Kết luận
Có thể thấy, việc lựa chọn giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu vận hành của doanh nghiệp là một “bài toán dài hơi”. Với On Premise Và Cloud, ngoài những ưu điểm, giải pháp này cũng tồn đọng một số hạn chế nhất định. Thế nên, doanh nghiệp cần xem xét thực trạng vận hành và mục tiêu phát triển để chọn phần mềm phù hợp. Chúc doanh nghiệp sớm tìm ra giải pháp vận hành hiệu quả.
>Xem thêm:
Hướng Dẫn Giới Hạn Số Lượng Kết Nối Đối Với Phần Mềm FileZilla