EXP và MFG là gì? Các thông số EXP và MFG in trên sản phẩm có ý nghĩa gì?
Thịnh Văn Hạnh 18/08/2023 1039 Lượt xem Chia sẻ bài viết
EXP và MFG là hai thông số thường gặp trên hầu hết các sản phẩm thông dụng, và là yếu tố bắt buộc phải có với hầu hết các loại thực phẩm. Cùng tìm hiểu 2 thông số này là gì và có ý nghĩa như thế nào trong bài viết dưới đây của BKNS nhé.
Tóm Tắt Bài Viết
MFG là gì?
MFG viết tắt của Manufacturing Date, biểu thị ngày sản xuất. Ký hiệu MFG thường xuất hiện cùng với ký hiệu EXP trên bao bì, phần đáy, hoặc phần thân của sản phẩm. Thứ tự ghi có thể thay đổi tùy theo loại sản phẩm, có thể là năm/tháng/ngày hoặc ngược lại tháng/ngày/năm.
Đối với người tiêu dùng, thông tin về ngày sản xuất (MFG) có vai trò quan trọng trong việc xác định thời hạn sử dụng và chất lượng của sản phẩm. Khi mua các mặt hàng khác nhau, đặc biệt là thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm, hoặc thuốc, khách hàng thường kiểm tra thông tin về ngày sản xuất (MFG) để lựa chọn những sản phẩm có chất lượng tốt nhất.
EXP là gì?
EXP là viết tắt của Expiry Date, có nghĩa là ngày hết hạn sử dụng. Như đã đề cập ở trên, mọi sản phẩm được bày bán trên thị trường đều có ký hiệu MFG và EXP được in kèm theo các con số trên bao bì, đáy sản phẩm hoặc nắp sản phẩm. Trong trường hợp sản phẩm được đóng gói dưới dạng tuýp, EXP sẽ được in dọc theo phần thân hoặc phần đáy của sản phẩm.
Một số thuật ngữ liên quan khác thường gặp
Bên cạnh ký hiệu EXP và MFG thường được in trên bao bì sản phẩm, những ký hiệu thông số dưới đây cũng rất quan trọng trong việc hiểu được hết các ý nghĩa về EXP và MFG là gì:
-
- Ký hiệu BBE/BE: Viết tắt của từ Best Before, có nghĩa tương đương với hạn sử dụng EXP. Dịch sát nghĩa chúng ta có ý nghĩa của kí hiệu này có nghĩa là Sử dụng tốt nhất trước ngày.
- Mã Số (tháng/ năm) + LJ + Số (ngày): Chẳng hạn, 0821LJ21. Thông tin này thường được in trên sản phẩm để giải mã như sau: Hai ký tự đầu (tháng 08) đại diện cho tháng sản xuất, hai ký tự tiếp theo (năm 2021) biểu thị cho năm sản xuất, hai ký tự kế tiếp (LJ) là mã định danh của sản phẩm, và hai ký tự cuối cùng (ngày 21) chỉ ngày sản xuất.
- Một ký tự in hoa viết tắt bằng tiếng Anh: Đây là cái đầu tiên của tên tháng trong Tiếng Anh. Ví dụ như tháng 1, được ký hiệu là “J” (January).
- Ký hiệu PAO: Là viết tắt của từ Period After Opening, được sử dụng để chỉ hạn sử sử dụng sau khi đã mở nắp sản phẩm. Đối với đa số các sản phẩm, nếu PAO không được ghi rõ thì thời hạn sử dụng sẽ là 3 năm tính từ ngày sản xuất.
-
- Ký hiệu chiếc hộp mở nắp: Ký hiệu này thường xuất hiện ở các sản phẩm mỹ phẩm, được dùng để chỉ hạn sử dụng sau khi mở nắp.
Lấy ví dụ trong ảnh trên, có ghi 12M nghĩa là sau khi mở nắp sản phẩm có hạn sử dụng 12 tháng. - Ký hiệu của đồng hồ cát: Sản phẩm được đánh dấu bằng ký hiệu này sẽ có thời hạn sử dụng dưới 30 tháng.
- Ký hiệu hình tam giác: Sản phẩm mang ký hiệu này được sản xuất từ nguyên liệu tái chế, thể hiện sự thân thiện với môi trường.
- Ký hiệu mũi tên âm dương: Sản phẩm mang ký hiệu này sử dụng bao bì có thể tái chế, góp phần giảm thiểu tác động đến môi trường.
- Ký hiệu chữ E: Ký hiệu này được dùng để cam kết các thành phần và thông số ghi trên bao bì là chính xác, tạo sự tin cậy cho khách hàng.
- Ký hiệu trái tim: Sản phẩm chứa ký hiệu này không có nguồn gốc từ động vật và cũng không dùng cho động vật.
- Ký hiệu bàn tay, cuốn sách: Có nghĩ là sản phẩm đi kèm với với giấy hướng dẫn và cần phải đọc kỹ trước khi sử dụng sản phẩm đó.
- Ký hiệu chiếc hộp mở nắp: Ký hiệu này thường xuất hiện ở các sản phẩm mỹ phẩm, được dùng để chỉ hạn sử dụng sau khi mở nắp.
Lưu ý về thông số được ghi trên sản phẩm
Trước khi chọn mua bất kỳ các sản phẩm nào trên thị trường, bạn đều cần đọc kỹ MFG, EXP và các thông số khác trên bao bì. Bởi nếu sử dụng nhầm các sản phẩm đã hoặc sắp hết hạn sử dụng có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.
Thông số quan trọng nhất của một số sản phẩm là thời hạn sử dụng trước và sau khi mở nắp. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm tiếp xúc với không khí bên ngoài, vì nó có thể làm thay đổi thành phần và việc sử dụng sau thời gian này có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Ví dụ: Sản phẩm dưỡng da và lotion thường có thời hạn sử dụng trước khi mở nắp là 3 năm và sau khi mở nắp là 1 năm.
Một số thông tin được ghi trên sản phẩm mỹ phẩm mà bạn cần phải nắm được đó là:
Sản phẩm mỹ phẩm dưỡng da/lotion thường có thời hạn sử dụng trước khi mở nắp là 3 năm, và sau khi mở nắp là 1 năm.
Các sản phẩm như Essence, kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da mắt có thời hạn sử dụng trước khi mở nắp là 3 năm, và thời hạn sử dụng sau khi mở nắp là 6 tháng.
Trong khi sản phẩm make up như kem nền, kem che khuyết điểm, phấn phủ, và sản phẩm make up mắt như phấn mắt, kẻ mắt thường có thời hạn sử dụng trước khi mở nắp là 3 năm, và sau khi mở nắp là 1 năm.
Mascara thường có thời hạn sử dụng trước khi mở nắp là 3 năm, và sau khi mở nắp là 6 tháng.
Sản phẩm son môi thường có thời hạn sử dụng trước khi mở nắp là 3 năm, và sau khi mở nắp là 1 năm, trong khi son bóng thường chỉ có thời hạn sử dụng sau khi mở nắp là 6 tháng.
Đối với nước tẩy trang, thời hạn sử dụng cả trước và sau khi mở nắp thường là 3 năm.
Tuy nhiên, tổng quát là, với các sản phẩm mỹ phẩm tốt nhất, việc sử dụng chúng không nên kéo dài quá 1 năm sau khi mở nắp. Điều này đảm bảo chất lượng và tính an toàn của sản phẩm.
Kết luận
Việc kiểm tra EXP và MFG là gì của sản phẩm là cực kỳ quan trọng để đảm bảo sức khỏe và an toàn cho người sửu dụng. Hy vọng thông qua bài viết trên của BKNS, bạn đã hiểu được các thông số EXP và MFG là gì, đồng thời biết cách sử dụng các loại sản phẩm phù hợp với thời gian được quy định trên bao bì.
>>Xem thêm: Nhượng quyền thương hiệu là gì? Điều kiện và thủ tục cần thiết khi nhượng quyền thương hiệu