Endpoint Security là gì? Giải pháp Endpoint Security làm việc từ xa
Thịnh Văn Hạnh 16/11/2022 1378 Lượt xem Chia sẻ bài viết
Bảo mật thông tin luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu, nhất là với các doanh nghiệp. Endpoint Security chính là giải pháp giúp bạn bảo mật điểm cuối, giúp dữ liệu luôn được an toàn trước những cuộc tấn công của hacker. Bài viết này sẽ làm rõ giải pháp Endpoint Security là gì, hiệu quả của giải pháp bảo mật này khi làm việc từ xa.
Tóm Tắt Bài Viết
Endpoint Security là gì?
Khái niệm
Endpoint Security là bảo mật điểm cuối hay bảo mật thiết bị đầu cuối. Nó chính là hoạt động bảo vệ điểm cuối hoặc điểm vào của các thiết bị đầu cuối như điện thoại, máy tính để bàn, laptop. Nhằm tránh việc bị tấn công và xâm nhập từ bên ngoài.
Nó được phát triển từ phần mềm diệt virus truyền thống để có thể bảo vệ từ các mã độc phức tạp và các lỗ hổng chưa được phát hiện (zero-day threats).
Tại sao Endpoint Security quan trọng?
- Dữ liệu thường là tài sản giá trị nhất của một công ty. Đánh mất hoặc mất quyền truy cập vào dữ liệu đó có thể gây ra các tình huống nguy hiểm.
- Nhiều thiết bị đầu cuối khiến việc kiểm soát và bảo vệ gặp nhiều khó khăn. Nhất là phát hiện và bảo vệ lỗ hổng kịp thời.
- Có quá nhiều mối đe dọa từ bên ngoài. Tin tặc luôn tìm những cách mới để xâm nhập, đánh cắp thông tin. Hoặc lợi dụng nhân viên để làm rò rỉ các thông tin quan trọng.
- Chi phí bỏ ra để khắc phục và sửa chữa khi sự cố xảy ra khá lớn. Vì thế việc phòng chống lỗ hổng ban đầu sẽ tốt hơn là đi vá lại nó.
>> Tham khảo thêm: Hướng dẫn khắc phục lỗ hổng bảo mật mới nhất trên plugin Easy WP SMTP WordPress 10/2022
Cách thức hoạt động của Endpoint Security
Cách thức hoạt động của Endpoint Security
Ở phần trên bạn đã hiểu Endpoint Security là gì, tới đây BKNS sẽ giải thích cho bạn cách thức hoạt động của nó.
Endpoint Security hoạt động bằng cách kiểm tra các thư mục khi chúng đi vào mạng.
Nền tảng EPP hiện đại khai thác sức mạnh của công nghệ đám mây để bảo vệ cơ sở dữ liệu đang ngày càng tăng khỏi các mối đe dọa về thông tin.
Truy cập vào dữ liệu sử dụng công nghệ đám mây giúp tăng tốc độ truy cập cũng như khả năng mở rộng. Ngoài ra nó giúp giải phóng các điểm cuối khỏi việc phải lưu trữ tất cả thông tin trên thiết bị cá nhân và các yêu cầu về bảo trì để giữ cơ sở dữ liệu được cập nhật liên tục.
Khi điểm cuối được thiết lập, phần mềm của phía khách hàng có thể đẩy các cập nhật tới điểm cuối khi cần thiết. Xác thực nỗ lực đăng nhập từ mỗi thiết bị và quản lý các chính sách của công ty từ một vị trí.
EPP bảo vệ điểm cuối thông qua việc kiểm soát ứng dụng bằng việc chặn các ứng dụng không an toàn hoặc chưa được cấp phép. Đồng thời thông qua việc mã hóa giúp ngăn chặn việc mất dữ liệu.
Khi EPP được thiết lập, nó nhanh chóng phát hiện mã độc và các mối đe dọa khác. Một vài giải pháp cũng bao gồm hệ thống phát hiện và bảo vệ điểm cuối (EDR). Khả năng của EDR giúp gia tăng khả năng phát hiện các mối nguy hại phức tạp hơn như tấn công sử dụng virus đa hình (polymorphic attack). Ngoài ra còn có mã độc fileless và các cuộc tấn công khai thác lỗ hổng chưa được khắc phục (zero-day attacks).
Đặc điểm của Endpoint Security
Hiểu về Endpoint Security là gì, có một số đặc điểm bạn cần nắm được:
- Phát hiện các mối đe dọa nhanh nhất nhờ thuật toán phân loại Machine-Learning.
- Nâng cao chương trình diệt mã độc và diệt virus để phát hiện nhanh chóng. Sau đó phải bảo vệ, ngăn chặn và xử lý các mã độc trên các thiết bị đầu cuối và hệ điều hành.
- Chủ động bảo mật web để lướt an toàn.
- Thường xuyên tiến hành phân loại dữ liệu.
- Tích hợp tường lửa như một cách ngăn chặn các cuộc tấn công mạng.
- Cổng email ngăn chặn lừa đảo phishing và tấn công phi kỹ thuật (Social engineering attack) nhắm vào bộ phận nhân viên.
- Tiến hành kiểm tra diện rộng hệ thống nhanh chóng xử lý các trường hợp bị lây nhiễm mã độc.
- Đưa ra biện pháp bảo vệ an toàn.
- Mã hóa email, điểm cuối và ổ đĩa nhằm ngăn chặn việc truy xuất dữ liệu.
Các thiết bị được gọi là điểm cuối: điện thoại, máy tính xách tay, máy in, máy chủ, ATM, thiết bị y tế,…
Tất cả các thiết bị nếu kết nối vào một mạng lưới thì nó được gọi là một điểm cuối (Endpoint Security). Việc tự mang thiết bị cá nhân đi làm và kết nối vào mạng lưới của một tổ chức ngày càng phổ biến. Vì vậy cần được bảo mật chặt chẽ những thiết bị này.
Giải pháp Endpoint Security làm việc từ xa
Mọi mạng công ty đều có nguy cơ bị tin tặc, tội phạm có tổ chức và các mối đe dọa độc hại xâm phạm dữ liệu. Ngay cả khi nhân viên làm việc remote, luôn phải có các biện pháp bảo vệ phù hợp để đảm bảo an toàn cho các thiết bị của nhân viên.
Bảo mật giao tiếp kỹ thuật số
Các cuộc trò chuyện bí mật có thể diễn ra trên bàn làm việc hoặc trong phòng họp. Những người ở xa chỉ có một lựa chọn là chia sẻ thông tin qua mạng internet. Tất cả các phương tiện giao tiếp kỹ thuật số như tin nhắn tức thời , email , tài liệu đám mây và hội nghị truyền hình đều dễ bị tấn công.
Giải pháp cho vấn đề này là thực thi mật khẩu bảo vệ trên tất cả các cuộc họp và liên lạc ảo. Các thiết bị của nhân viên cũng có thể được đăng ký vào giải pháp quản lý thiết bị di động (MDM) . Điều này cho phép bộ phận CNTT giám sát mức độ bảo vệ trên các thiết bị đó. Đồng thời giảm thiểu rủi ro bằng cách triển khai bản vá bảo mật, cập nhật phần mềm và đảm bảo kích hoạt các biện pháp kiểm soát bảo mật cơ bản.
Hệ thống mạng
Trong các văn phòng, bộ phận CNTT có thể xây dựng các giao thức bảo mật riêng. Chẳng hạn như địa chỉ IP và tường lửa trong danh sách đen, trên mạng của họ để ngăn các cơ quan bên ngoài xâm phạm chúng.
Nhưng với wifi gia đình hoặc nơi công cộng, các quy tắc trên không thể thực thi. Nhiều gia đình, wifi chỉ được bảo vệ bằng mật khẩu mặc định của nhà sản xuất hoặc hoàn toàn không có mật khẩu. Các phương pháp mã hóa cũ hơn , như quyền riêng tư tương đương có dây (WEP) hoặc WPS, dễ bị xâm nhập.
Tội phạm mạng tinh vi cũng có thể lợi dụng những nơi công cộng, mạng wifi bảo mật kém như quán cafe, cửa hàng để tấn công và đánh cắp thông tin.
Giải pháp ở đây chính là thực hiện nguyên tắc bảo mật: Không tin tưởng, luôn luôn xác minh. Luôn xác minh mọi nguồn dữ liệu mà bạn truy cập vào, để tránh tình trạng đánh cắp hoặc mất dữ liệu.
Bảo mật thiết bị cá nhân
Ở văn phòng công ty, các thiết bị được bảo mật tốt hơn nhờ bộ bảo vệ được xây dựng nội bộ. Rủi ro bắt đầu khi nhân viên cần làm việc theo lịch trình không đồng bộ, xa văn phòng. Và cần tải các ứng dụng liên quan đến công việc, chẳng hạn như Slack, Zoom và Google Docs, vào thiết bị cá nhân. Bạn nên kiểm tra các dữ liệu trước khi tải về để tránh bị nhiễm mã độc hoặc tin tặc tấn công.
Không sử dụng các ứng dụng bị cảnh báo
Khi sử dụng các ứng dụng ngoài những ứng dụng do công ty quy định tại nơi làm việc, bạn nên cân nhắc truy cập các ứng dụng hoặc dữ liệu nhạy cảm dễ bị tấn công.
Bảo mật email
Email đang là một công cụ phổ biến để truyền gửi và nhận thông tin. Nhiều kẻ gian lợi dụng điều này để phát tán các nội dung chứa mã độc nhằm đánh cắp hoặc gây ảnh hưởng tới người dùng.
Lời khuyên là bạn không nên bao giờ cung cấp các thông tin quan trọng như mật khẩu các tài khoản khác, thông tin thẻ tín dụng,… qua email. Và không nhấp vào liên kết hay các file lạ trong hòm thư đến.
Kết luận
Trên đây là những nội dung về Endpoint Security là gì. Hy vọng đến đây bạn đã hiểu được khái niệm Endpoint Security. Cụ thể về giải pháp trong từng nền tảng hay lĩnh vực như hệ thống mạng cá nhân, doanh nghiệp, bảo mật qua email,… Mong rằng bạn có đầy đủ kiến thức để tránh các cuộc tấn công ngoài dự tính.
Truy cập BKNS để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích và ưu đãi khác thường xuyên.
[mautic type=”form” id=”6″]
Theo dõi nền tảng mạng xã hội của BKNS để cập nhật nhiều tin tức hơn:
+ Fanpage: https://www.facebook.com/bkns.vn
+ Youtube: https://www.youtube.com/c/BknsVn1
+ Pinterest: https://www.pinterest.com/bknsvn/
+ LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/bkns-vn/