Chứng chỉ SSL là gì? Tại sao cần sử dụng SSL?
15/10/2022 15:51 | Lượt xem : 272
Chứng chỉ SSL là viết tắt của Secure Sockets Layer, một loại công nghệ tiêu chuẩn cao, giúp mã hoá thông tin giữa máy chủ (host) và trình duyệt người dùng. Hãy cùng theo chân BKNS tìm hiểu xem SSL là gì trong bài viết này bạn nhé.
Mục lục
Chứng chỉ SSL là gì?
Như đã nói ở trên, chứng chỉ SSL là một công nghệ mã hoá dữ liệu giữ host và client một cách riêng tư và đáng tin. Ngày nay, chứng chỉ SSL được hàng tỷ người dùng để bảo vệ cho trang web của mình.
Một trang web có cấu trúc “https://” ở đầu thì có nghĩa là bạn đã tạo một liên kết an toàn thông qua SSL. Nếu bạn sở hữu một website bán hàng thì SSL sẽ giúp tạo lập sự tin tưởng của khách hàng khi họ trao đổi thông tin của họ với bạn.
Chứng chỉ SSL là gì?
Tầm quan trọng của SSL
Không ai là có thể phủ nhận được tầm quan trọng của chứng chỉ SSL. Nó không chỉ bảo vệ dữ liệu của máy chủ (host) mà còn bảo vệ cả chính những người dùng truy cập khỏi sự tấn công của hacker. SSL cung cấp tính riêng tư và bảo mật tuyệt đối.
SSL giúp mã hoá thông tin nhạy cảm
SSL cũng mã hoá cả những thông tin nhạy cảm khi chúng được gửi qua Internet, chỉ có những người nhận được chỉ định đó mới có thể truy cập được. Bất cứ máy tính nào ở giữa bạn và máy chủ đều có thể nhìn thấy số thẻ tín dụng của bạn hay bất cứ thông tin nhạy cảm nào, nếu như chúng không được mã hoá với SSL.
Khi cài đặt chứng chỉ SSL, thông tin sẽ trở thành không thể đọc được đối với tất cả mọi người, trừ máy chủ mà thông tin đang được gửi đến đó. Do đó mà hacker và những kẻ chuyên đánh cắp thông tin sẽ không thể đọc hay lấy trộm được.
SSL cung cấp tính xác thực
Bên cạnh việc mã hoá thông tin, SSL còn được dùng để xác thực thông tin. Điều này có nghĩa là bạn đang gửi thông tin của mình đến đúng người, đúng máy chủ chứ không phải là một kẻ giả mạo nào khác. Việc này sẽ tránh tối đa được việc mất dữ liệu cá nhân.
Một nhà cung cấp SSL uy tín sẽ chỉ cấp chứng chỉ này cho những công ty, tổ chức với điều kiện công ty và tổ chức đó đã vượt qua bài kiểm tra về tính xác thực, độ uy tín. Bên cạnh đó, một số chứng chỉ SSL như EV SSL còn yêu cầu xác nhận nhiều thông tin hơn những chứng chỉ khác.
SSL Wizard, được tích hợp sẵn trong các trình duyệt web, sẽ giúp bạn so sánh tính hiệu quả của các nhà cung cấp SSL. Trình duyệt web của bạn sẽ gửi cho bạn một xác nhận, xác nhận bởi bên thứ 3, rằng liệu nhà cung cấp SSL này có uy tín hay không. Tiêu chuẩn như WebTrust.
Chứng chỉ SSL cung cấp tính xác thực
SSL cung cấp sự tin cậy
Trình duyệt web mà người dùng sử dụng sẽ gửi cho họ những tín hiệu để biết rằng liệu kết nối đó có được đảm bảo hay không, đó có thể là một biểu tượng hình ổ khoá hoặc một thanh màu xanh lá cây. Từ đó, người dùng có thể tin tưởng hơn vào trang web, tăng tỉ lệ mua hàng…
Nhà cung cấp SSL cũng sẽ cung cấp cho bạn một dấu hiệu mà khi nhìn vào đó khách hàng sẽ biết trang web của bạn uy tín.
SSL đối với SEO
Từ lâu, Google đã đưa ra thông báo rằng HTTPS sẽ được tính là một trong những tiêu chuẩn để xếp hạng trang web. Do đó, nếu bạn muốn website của mình có nhiều người biết đến, nhiều lượt truy cập, hãy cài đặt chứng chỉ SSL.
SSL được yêu cầu cho PCI Compliance
Để được nhận thông tin về thẻ tín dụng của khách hàng trên trang web của mình, bạn cần phải trải qua những bài kiểm tra chứng minh bạn đang tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về thanh toán bằng thẻ (PCI).
Và một trong những yêu cầu đó, không gì khác là bạn phải sử dụng chứng chỉ SSL cho trang web của mình
SSL mang đến sự tin cậy cho người truy cập
Chứng chỉ SSL cũng giúp chống lại những cuộc tấn công lừa đảo. Một email lừa đảo sẽ được gửi từ hacker đang cố mạo danh trang web của bạn. Email này thường chứa đường link dẫn đến trang web của kẻ lừa đảo hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin cá nhân.
Tuy nhiên, một kẻ lừa đảo hay hacker thì thường khó có thể được cấp SSL, do đó, bạn cũng không cần quá lo lắng. Điều cần làm đọc kỹ trước khi cung cấp tin cá nhân cho một trang web nào đó.
SSL có nhược điểm gì không?
Bên cạnh những lợi ích to lớn mà chứng chỉ SSL mang lại, vậy đâu là những nhược điểm mà chứng chỉ này vẫn chưa thể khắc phục đc.
– Chi phí duy trì cao: Song song với lớp bảo mật siêu chắc chắn thì chi phí hoạt động cao là điều không thể tránh khỏi. Bạn sẽ phải chịu các khoản phí như phí thiết lập cơ sở hạ tầng đáng tin cậy và phí xác nhận danh tính.
– Hiệu suất làm việc: Một lượng thông tín lớn được mã hoá, sẽ dẫn đến việc tài nguyên máy chủ của bạn sẽ bị tốn nhiều hơn so với những trang web không mã hoá. Tuy nhiên sự khác biệt này chỉ thực sự rõ ràng đối với những website có lượng truy cập lớn.
Tóm lại, những nhược điểm này sẽ không đáng gì so với tầm quan trọng của SSL. Sử dụng SSL thích hợp sẽ giúp bảo vệ khách hàng tốt hơn, từ đó bạn cũng có thể bán được nhiều hàng hơn.
Tổng kết
Như vậy, qua bài viết trên, hy vọng bạn đã có thêm cho mình những kiến thức thú vị về chứng chỉ SSL. Bên cạnh đó là những ưu và nhược điểm của SSL, từ đó giúp bạn xây dựng website của mình vững mạnh hơn.
Cảm ơn bạn đã đón đọc bài viết. Có thể bạn cũng quan tâm đến Hướng dẫn cấu hình Email Relay cho máy chủ Cpanel WHM